PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Thi thu THPT QG nam 2025-Lan 2-Hoi Hoa hoc Nghe An-De.pdf

1 HỘI HOÁ HỌC NGHỆ AN ĐỀ THI ĐỢT 2 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Môn thi : HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: .................................................... Số báo danh:......................................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; Al = 27; Au = 197. PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường? A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Be. Câu 2. Cho các phát biểu sau về hợp kim: (a) Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim kém hơn kim loại cơ bản trong hợp kim. (b) Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần trong hợp kim. (c) Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim bằng nhiệt độ nóng chảy của kim loại thành phần trong hợp kim. (d) Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự các kim loại thành phần. Các phát biểu đúng là A. (a), (b), (d). B. (a), (b), (c). C. (a), (c), (d). D. (b), (c), (d). Câu 3. Giữa hai cặp oxi hóa – khử của kim loại, cặp có thế điện cực chuẩn lớn hơn thì dạng khử có (1)..., còn dạng oxi hóa có (2)... và ngược lại. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là A. tính khử yếu hơn, tính oxi hóa mạnh hơn. B. tính khử mạnh hơn, tính oxi hóa yếu hơn. C. tính oxi hóa yếu hơn, tính khử mạnh hơn. D. tính khử bằng nhau, tính oxi hóa yếu hơn. Câu 4. Chất nào sau đây thường được dùng để khử chua đất trồng, xử lí ao nuôi trước khi bắt đầu mùa vụ mới? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. MgCO3. D. MgO. Câu 5. Thành phần chính của soda là Na2CO3. Tên của hợp chất này là A. sodium carbonate. B. sodium hydrogencarbonate. C. sodium sulfate. D. potassium carbonate. Câu 6. Cho một pin điện hóa được tạo bởi các cặp oxi hóa/khử Zn2+/Zn, Cu2+/Cu. Khi pin hoạt động, quá trình xảy ra ở cathode của pin là A. Cu → Cu2+ + 2e. B. Zn2+ + 2e → Zn. C. Zn → Zn2+ + 2e. D. Cu2+ +2e → Cu. Câu 7. Kim loại nào sau đây là thành phần chính của gang và thép? A. Cr. B. Fe. C. Al. D. Ni. Câu 8. Cho cân bằng hóa học sau: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) 0 Δ Hr 298 = -91,8 kJ. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ N2 hoặc H2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng. D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Câu 9. Người ta dùng phèn chua (chứa hợp chất K2SO4 .Al2(SO4)3 .24H2O) để làm trong nước đục là do A. phèn chua tác dụng với chất bẩn trong nước tạo ra chất tan. B. khi tan trong nước, phèn chua phân li ra ion Al3+ bị thủy phân tạo ra ion H+ có tính acid dùng trung hòa các hạt bẩn. C. khi tan trong nước, phèn chua phân li ra ion Al3+ , 2 4 SO − , K + , các ion này tạo kết tủa với các hạt bẩn có trong nước.
2 D. khi tan trong nước, phèn chua phân li ra ion Al3+, ion này tham gia phản ứng thủy phân với nước tạo ra kết tủa dạng keo Al(OH)3 kéo theo các hạt bẩn lắng xuống theo. Câu 10. Carbohydrate nào sau đây phản ứng với dung dịch iodine tạo ra màu xanh tím? A. Glucose. B. Cellulose. C. Fructose. D. Tinh bột. Câu 11. Poly(phenol formaldehyde) được điều chế từ phản ứng của formaldehyde với phenol (xúc tác acid) theo phương trình hóa học sau: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng cắt mạch polymer. B. Phản ứng tăng mạch polymer. C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng trùng ngưng. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucose có nhiều trong quả chín. B. Fructose có nhiều trong mật ong. C. Tinh bột có nhiều trong quả chuối xanh. D. Maltose có nhiều trong đường mía. Câu 13. Amine nào sau đây tác dụng được với nitrous acid ở nhiệt độ thấp (0 – 5 oC) tạo thành muối diazonium? A. Methylamine. B. Aniline. C. Dimethylamine. D. Ethylamine. Câu 14. Propyl ethanoate là ester có mùi đặc trưng của quả lê. Công thức cấu tạo thu gọn của propyl ethanoate là A. CH3COOCH2CH2CH3. B. CH3COOCH2CH3. C. CH3CH2COOCH2CH3. D. CH3CH2COOCH2CH2CH3. Câu 15. Phenylalanine là một amino acid thiết yếu, tham gia vào cấu tạo của protein và được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Ở pH = 5,91 thì phenylalanine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. Hiện tượng nào sau đây đúng khi đặt phenylalanine trong điện trường? A. Phenylalanine sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường. B. Phenylalanine sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường. C. Phenylalanine hầu như không di chuyển dưới tác dụng của điện trường. D. Phenylalanine sẽ chuyển hoàn toàn về dạng phân tử. Câu 16. Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự khác nhau về tính chất nào sau đây? A. Độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. B. Khả năng hấp phụ lên pha tĩnh và hòa tan trong pha động của các chất. C. Sự hòa tan khác nhau của các chất trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau. D. Sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định. Câu 17. X, Y, Z, T là bốn hợp chất hữu cơ được kí hiệu ngẫu nhiên trong số các chất: CH3CH2CH2CH3, CH3CH2OH, CH3COOH, HCOOCH3. Nhiệt độ sôi của X, Y, Z, T được cho trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 32,0 -1,0 78,3 118,0
3 Nhận định nào sau đây là đúng? A. Trong thành phần của giấm có chứa chất X nồng độ từ 2 - 5%. B. Ở điều kiện thường, Y ở trạng thái lỏng, có trong thành phần của gas dùng làm nhiên liệu. C. Giữa các phân tử X tạo được liên kết hydrogen liên phân tử với nhau. D. Việc phối trộn chất Z với xăng thông thường làm nhiên liệu góp phần bảo vệ môi trường. Câu 18. Phản ứng thủy phân 2-bromo-2-methylpropane trong môi trường kiềm xảy ra theo cơ chế như sau: - Giai đoạn 1: - Giai đoạn 2: Nhận định nào sau đây đúng? A. Trong giai đoạn 1 có sự phân cắt liên kết  . B. Trong giai đoạn 2 có sự hình thành liên kết  . C. Phản ứng thủy phân 2-bromo-2-methylpropane là phản ứng tách hydrogen bromide. D. Trong giai đoạn 1, xảy ra sự phân cắt liên kết kiểu đồng li. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Bạn An quan sát thấy các dầm cầu bằng thép ở vùng gần biển nhanh bị rỉ sét hơn những nơi xa biển. Bạn An đưa ra giả thuyết “ở điều kiện thường, sự có mặt muối ăn trong nước đã đẩy nhanh quá trình rỉ sét của vật liệu bằng thép”. Để kiểm chứng giả thuyết của mình, bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy hai cốc thủy tinh, cốc thứ nhất đựng nước cất, cốc thứ hai đựng dung dịch sodium cloride loãng. Cho vào mỗi cốc một chiếc đinh thép giống nhau đã làm sạch bề mặt. Sau 3 ngày, bạn An quan sát thấy chiếc đinh trong cốc thứ hai bị rỉ nhiều hơn chiếc đinh trong cốc thứ nhất. a) Chiếc đinh ngâm trong dung dịch sodium cloride loãng đã bị ăn mòn điện hóa còn chiếc đinh ngâm trong nước cất chỉ bị ăn mòn hóa học. b) Từ hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm, kết luận giả thuyết của bạn An đưa ra là đúng. c) Trong thí nghiệm trên, chiếc đinh sắt trong hai cốc đều bị oxi hóa. d) Nếu thay dung dịch sodium cloride loãng bằng dung dịch hydrochloric acid loãng thì bạn An vẫn chứng minh được giả thuyết của mình. Câu 2. Một nhóm học sinh tra cứu thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa - khử như sau: 2 0 Cu /CuI E 0,86V + = , 2 0 I /2I E 0,54V − = ; 2 2 4 6 2 3 0 S O /S O E 0,09V − − = . Nhóm học sinh đưa ra giả thuyết “Trong dung dịch, ion Cu2+ phản ứng với ion Itạo thành kết tủa CuI và I2. Xác định lượng I2 sinh ra bằng cách chuẩn độ với Na2S2O3 từ đó xác định được nồng độ Cu2+ ban đầu với sai số không quá 5%”. Để kiểm tra giả thuyết của mình, nhóm học sinh trên đã tiến hành thí nghiệm như sau: Bước 1: Pha chế các dung dịch chuẩn CuSO4 0,1 M; Na2S2O3 0,1 M; dung dịch KI 10%. Bước 2: Lấy 10 mL dung dịch CuSO4 ở trên cho vào bình tam giác 250 mL, thêm khoảng 5 mL dung dịch KI 10%. Thấy xuất hiện kết tủa và dung dịch chuyển sang màu nâu. Bước 3: Lắc đều hỗn hợp, rồi chuẩn độ ngay với dung dịch Na2S2O3 theo phương trình: 2 2 2 2 3 4 6 I 2S O 2I S O − − − + → + đến khi phần dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, thêm vài giọt hồ tinh bột tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch vừa mất màu xanh thấy dùng hết 10,1 mL dung dịch Na2S2O3 0,1 M. a) Ở Bước 2 xảy ra phản ứng: 2Cu2+ + 4I- → 2CuI + I2.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.