Nội dung text Giáo án Địa lí 12 Cánh diều -Cả năm.pdf
Giáo án Địa lí 12 Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn * zalo 0969325896 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Hình 1, mục Em có biết để tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ; ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và huy động kiến thức đã có của HS về địa lí Việt Nam. Từ đó, dẫn dắt, giới thiệu vào nội dung bài học. b. Nội dung: GV đọc cho HS 2 câu thơ trong bài thơ Việt Nam (Lê Anh Xuân) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Địa danh Hà Giang, Cà Mau trong 2 câu thơ trên cho em biết điều gì về địa lí Việt Nam? - Xác định nhanh vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên. c. Sản phẩm: - Vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau. - Xác định vĩ độ địa lí của 2 điểm cực. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đọc 2 câu thơ cho cả lớp nghe: “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”. (Lê Anh Xuân, Việt Nam) - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: + Địa danh Hà Giang, Cà Mau trong 2 câu thơ trên cho em biết điều gì về địa lí Việt Nam? + Xác định nhanh vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên (Bản đồ hành chính Việt Nam (2021) SGK tr.6, 7). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe câu thơ, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau và xác định vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên bản đồ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau: + Hà Giang: Điểm cực Bắc của nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (vĩ độ khoảng 23°23’B). + Cà Mau: Điểm cực Nam của nước ta thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (có vĩ độ khoảng 8°34’B). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Vị trí địa lí (gồm vị trí địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị) là một trong những nguồn lực quan trọng, có thể đem lại những lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy, vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế - xã hội nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ. b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021, thông tin mục I SGK tr.4 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định và trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM