PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (Phần Hóa Học KHTN 6)Ngân hàng câu hỏi khoa học tự nhiên 6.pdf

Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) CHƯƠNG 5 – CHẤT TINH KHIẾT, HỖN HỢP, TÁCH CHẤT KIẾN THỨC – LÝ THUYẾT CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP 1. Chất tinh khiết ► Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất và có tính chất xác định. Nước cất tiêm Khí nitrogen Đường ► Ví dụ: ◌ Nước tinh khiết sôi ở 100°C, nóng chảy ở 0°C, oxygen hoá lỏng ở -183°C, hoá rắn ở -218°C. ◌ Vàng bốn số chín là loại vàng có độ tinh khiết cao, với tỉ lệ 99,99% là vàng nguyên chất, còn 0,01% là các chất khác. Tương tự với loại bạc 925. ► Chất tinh khiết có thể là chất rắn (đường, muối); chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid) hoặc chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen). 2. Hỗn hợp ► Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. ► Ví dụ: Bột canh Thành phần: muối ăn, bột ngọt, đường, bột tỏi, bột tiêu, chất điều vị. - Hàm lượng muối ăn: 74 – 82% - Hàm lượng Mononatri - glutamat: 8 - 16 % - Hàm lượng đường: 5 - 10 % Nước khoáng Thành phần: Nước, Bicarbonate, Sodium, Calcium, Magnesium, Potassium, Fluoride, Iodine, TDS.
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) 3. Hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp không đồng nhất Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất ► Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. ► Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp. Nước đường Hỗn hợp nước và dầu ăn 4. Chất rắn tan và không tan trong nước ► Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước. ► Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước ► Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau: ◌ Khuấy dung dịch. ◌ Đun nóng dung dịch. ◌ Nghiền nhỏ chất rắn. 6. Chất khí tan trong nước ► Một số chất khí có thể tan trong nước. Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau. ► Khi rót nước ngọt đóng chai vào cốc thì thấy có bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc. Đó là bởi vì trong nước ngọt có hòa tan thêm khí CO2 (khí không độc, tan được một phần trong nước, tạo dung dịch có vị chua nhẹ, kích thích tiêu hóa thức ăn).
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) ► Hoà tan một số khí vào nước: Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước; khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước; khí hydrogen, nitrogen gần như không tan trong nước. 7. Dung dịch – dung môi – chất tan ► Phân biệt dung dịch – dung môi – chất tan ◌ Chúng ta nói, đường là chất tan, nước là dung môi và nước đường là dung dịch. ◌ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. ◌ Chất tan là chất được hoà tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. ◌ Dung môi là chất dùng để hoà tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng. + Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. + Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, cồn, dầu ăn, gọi là dung môi hữu cơ. + Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác. Chú ý: khi nói dung dịch phải nói rõ là dung môi nào. Nếu dung dịch không ghi rõ dung môi thì được hiểu dung môi là nước, cũng có khi nhấn mạnh là dung dịch nước. 8. Huyền phù ► Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. ► Ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) Hiện tượng nước sông ngầu đục phù sa Hỗn hợp nước và cát là huyền phù 9. Nhũ tương Dầu giấm Sốt mayonnaise ► Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau. ► Một số nhũ tương thường gặp: sữa, dầu giấm, xốt mayonnaise, mĩ phẩm dạng lỏng, viên nang dầu cá,... 10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương ► Khi để yên một huyền phù thì hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất. Huyền phù cát và nước sau khi để yên một thời gian thì cát lắng xuống đáy tạo một lớp cặn ► Hỗn hợp các chất phân tán vào nhau ngoài huyền phù và nhũ tương, trong thực tế còn gặp các dạng: • Bọt là hỗn hợp không đồng nhất gồm chất khí phân tán trong môi trường chất lỏng. Ví dụ, khi rót bia hoặc nước giải khát có gas tạo ra bọt. • Sương là hỗn hợp không đồng nhất gồm các giọt nhỏ chất lỏng phân tán trong môi trường chất khí. Ví dụ: sương mù.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.