PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 14 - Acid-P1.docx

Chuyên Đ: ACID PHẦN A: LÝ THUYẾT 1. Khái niệm: - Phân tử acid gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc acid (−Cl, =S, =SO 4 , −NO 3 ), khi phân li trong nước tạo ion H + . - VD: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , H 3 PO 4 , CH 3 COOH… - Trong dung dịch acid phân li: thành các ion dương (cation) và các ion âm (anion). VD: Tên acid Công thức hóa học Dạng tồn tại của acid trong dung dịch Cation Anion (Gốc acid) Hydrochloric acid HCl H + Cl Nitric acid HNO 3 H + 3NO Sulfuric acid H 2 SO 4 2H + 4SO Acetic acid CH 3 COOH H + CH3COO - - Acid là chất điện li nên có thể dẫn được điện. - Các acid mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . là chất điện li mạnh. VD: H2SO4 → 2H + + SO42- - Các acid yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S…là chất điện li yếu.VD: H 2 S ⇄ 2H + + S 2- . 2. Phân loại: có 2 loại: Acid được phân loại dự vào một số tiêu chí như sau:  a. Dựa vào tính chất hóa học của acid - Acid mạnh: Acid clohiđric HCl, acid sulfuric H 2 SO 4 , acid nitric HNO 3 … - Acid yếu: Acid sunfuhiđric H 2 S, acid cacbonic H 2 CO 3 , acid sunfurơ H 2 SO 3 , acid nitrơ HNO 2 … b. Dựa vào thành phần nguyên tố - Acid không có oxi:  HCl, H 2 S, HBr, HI, HF… - Acid có oxi: H 2 SO 4 , HNO 3 , H 3 PO 4 , H 2 CO 3 … c. Phân loại khác - Acid vô cơ: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 … - Acid hữu cơ: CH 3 COOH, HCOOH… 3. Tên gọi: a. Acid không có oxygen: TÊN ACID = HYDRO + TÊN PHI KIM + IC + ACID. VD: - HCl : Hydrochloric acid.
- H 2 S : Hydrosulfuric acid. b. Acid có oxi: - Acid có nhiều nguyên tử oxygen: (trong đó nguyên tố phi kim đạt hóa trị cao nhất) TÊN ACID =  TÊN PHI KIM + IC + ACID VD: - HNO 3  : Nitric acid. - H 2 SO 4  : Sulfuric acid. - Acid có ít nguyên tử oxygen (H 2 SO 3 và HNO 2 ). TÊN ACID = TÊN PHI KIM + OUS + ACID. VD : - H 2 SO 3  : Sulfurous acid. - HNO 2 : Nitrous acid. c. Bảng tên gọi một số acid, gốc acid thường gặp Acid Tên acid Gốc acid Tên gốc acid Hóa trị gốc acid HCl hydrochloric acid –Cl chloride I H 2 S hydrosulfuric acid =S sulfide II H 2 SO 3 sulfurous acid =SO 3 sulfite II HNO 3 nitric acid –NO 3 nitrate I H 2 SO 4 sulfuric acid =SO 4 sulfate II H 3 PO 4 phosphoric acid ≡PO 4 phosphate III CH 3 COOH acetic acid CH 3 COO– acetate I III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ACID: 1. Acid làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch acid làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 2. Acid tác dụng với kim loại - Dung dịch acid loãng tác dụng được với một số kim loại đứng trước H trong dãy dưới đây tạo thành muối và giải phóng khí hiđro K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. VD: 1. 2HCl + Fe → FeCl 2   + H 2 2. 3H 2 SO 4   (loãng) + 2Al → Al 2 (SO 4 ) 3   + 3H 2 Chú ý: Acid HNO 3  và H 2 SO 4  đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro. 3. Acid tác dụng với base tạo thành muối và nước VD: H 2 SO 4  + Cu(OH) 2  → CuSO 4  + 2H 2 O
- Phản ứng của acid với base được gọi là phản ứng trung hòa. 4. Acid tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. VD: Fe 2 O 3  + 6HCl → 2FeCl 3  + 3H 2 O 5. Acid tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. * Chú ý: Phản ứng của acid với muối chỉ xảy ra khi thỏa mãn điều kiện: - Tạo ra khí.(các muối tạo ra khí chủ yếu là muối Cacbonat chứa gốc CO 3 và muối sunfit chứa gốc SO 3 - Tạo ra chất rắn (kết tủa): Bảng tính tan để xác định chất kết tủa + VD tạo chất khí:    MgCO 3  + 2HCl → MgCl 2  + CO 2  ↑ + H 2 O    Na 2 SO 3  + 2HCl → 2NaCl + SO 2  ↑ + H 2 O + VD tạo chất kết tủa: H 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4  + 2HCl HCl + AgNO 3 → AgCl  + HNO 3 6. Tính chất của HNO 3 và H 2 SO 4 đặc Chú ý: - Acid HNO 3  và H 2 SO 4  đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro mà giải phóng khí NO, NO 2 , SO 2 tương ứng với acid. - Acid HNO 3 đặc, nguội  và H 2 SO 4  đặc, nguội  không tác dụng được với kim loại Al và Fe. VD: 3()332 3()3322 4()2 6()33o loãng t FeHNOFeNONOHO FeHNOFeNONOHO   ñaëc 24()24322 24()24322 26()36 26()36 o o t t AlHSOAlSOSOHO FeHSOFeSOSOHO   ñaëc ñaëc * Acid H 2 SO 4 đặc có tính háo nước, khi tan trong nươc tỏa niều nhiệt nên cần lưu ý khi pha loãng acid. - Thí nghiệm: Cho một ít đường (hoặc bông vải) vào đáy cốc (hoặc ống nghiệm) rồi thêm từ từ 1 – 2 ml dung dịch H2SO4 đặc vào. - Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang nâu và cuối cùng thành màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. - Nhận xét: Chất rắn màu đen là Cacbon, do H2SO4 tách H2O ra khỏi đường. Sau đó một phần C sinh ra lại bị H2SO4 oxi hóa thành CO2 và SO2 gây sủi bọt ở cốc, làm C dâng lên khỏi miệng cốc.
- PTHH:   24HSO() 1222112 24222 CHO12C+11HO C+2HSOCO+2SO+2HO ñaëc IV. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ ACID THÔNG DỤNG 1. Hydrochloric acid (HCl) - Là chất lỏng không màu. - Có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hoá thức ăn. - Có nhiều ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: + Tẩy gỉ thép + Tổng hợp chất hữu cơ + Xử lí pH nước bể bơi. 2. Acetic acid (CH 3 COOH) - Là chất lỏng không màu, có vị chua. - Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5%. - Ứng dụng: + Sản xuất sợi poly (vinyl acetate) + Chế biến thực phẩm + Sản xuất dược phẩm + Sản xuất sơn. 3. Sulfuric acid (H 2 SO 4 ) - Là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước. - Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và toả rất nhiều nhiệt. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc. - Ứng dụng: + Sản xuất phẩm nhuộm + Sản xuất giấy, tơ sợi. + Sản xuất sơn. + Sản xuất chất dẻo. + Sản xuất chất tẩy rửa. + Sản xuất phân bón 3.1. Sản xuất acid H 2 SO 4 : - Trong công nghiệp acid H 2 SO 4 được sản xuất từ S bằng 3 công đoạn theo sơ đồ sau: 123 2324SSOSOHSO

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.