Nội dung text FREE-Quản lí dự án
1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MỘT DỰ ÁN *Khái niệm dự án − Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới − Trên phương diện quản lý: dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất với những giới hạn thời gian, chi phí và chất lượng *Đặc trưng cơ bản của một dự án 1. Có mục đích, kết quả về nguồn lực xác định − Xác định mục đích, mục đích chung nhất là lợi nhuận, xác định trước khi thực hiện − Xác định kết quả cuối cùng là gì: VD: Dự án đầu tư phát triển dây chuyền công nghệ mới cho nhà máy có công nghệ mới, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ thấp chi phí tăng lợi nhuận − Xác định rõ nguồn lực cho dự án: vốn (bao nhiêu, lấy từ đâu) 2. Có chu kỳ phát triển riêng (có vòng đời thời điểm bắt đầu và kết thúc) và có thời gian tồn tại hữu hạn: Ví dụ: Dự án công trình xây dựng tòa nhà A bắt đầu tư tháng 1/2024 đến 12/2024 3. Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn nhất, độc đáo, mới lạ:Kết quả của dự án là sản phẩm duy nhất, không trùng lặp và không phải là sản phẩm hàng loạt 4. Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp (Tạo khó khăn trong quá trình tổ chức, quản lý dự án): Các bên liên quan: Chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, các nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước, ... 5. Có tính bất định và độ rủi ro cao: Thực hiện dự án thường trong khoảng thời gian dài nên chịu nhiều biến động: tự nhiên, giá vật tư, ý tưởng bị thay đổi. VD: Khi dịch covid bùng phát, nhiều dự án phải kéo dài thời gian dự án do chính sách giãn cách xã hội của chính phủ 2. KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ *Khái niệm dự án đầu tư: Tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hoặc dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định *Khái niệm quản lý dự án đầu tư − Trên phương diện kỹ thuật: Quản lý dự án là việc ứng dụng các kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án nhằm thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của bên liên quan dự án. Như vậy, nếu các nhà quản lý dự án có kiến thức, kỹ năng tốt (có năng lực cao), tích cực ứng dụng tiến
3 − Quản lý thời gian − Quản lý chi phí − Quản lý chất lượng − Quản lý nhân lực • Quản lý theo chu kỳ dự án đầu tư − GĐ 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư − GĐ 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư − GĐ 3: Giai đoạn vận hành và kết thúc dự án 3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC Mô hình quản lý dự án theo chức năng Mô hình chuyên trách quản lý dự án Đặc điểm Dự án được chia ra làm nhiều phần và được giao cho các bộ phận chức năng tương ứng của tổ chức. Dự án sẽ được tổng hợp bởi nhà quản lý chức năng cấp cao -Thành lập một ban quản lý chuyên điều hành các dự án, mỗi dự án có chủ nhiệm dự án phụ trách -Các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toản khỏi chức năng chuyên môn để chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án Ưu điểm -Tận dụng năng lực của các chuyên gia (một chuyên gia có thể tham gia vào nhiều dự án) - Linh hoạt trong việc sử dụng nhân viên, tạo điều kiện ổn định và phát triển nghề nghiệp lâu dài cho nhân viên. -Phù hợp với nhu cầu khách hàng nên có thể phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng -Nhà QLDA có đầy đủ quyền lực hơn đối với dự án, tính chuyên môn hóa cao -Các thành viên ban QLDA chịu sự chi phối của Chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm dự án có tầm bao quát công việc, bảo đảm sự ăn khớp trong điều hành dự án -Dự án được tách khỏi phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn, hiệu quả thông tin cao hơn Nhược điểm -Hình thức không hướng về khách hàng -Dự án khó được hiệu quả do -Khó thực hiện việc hỗ trợ giữa các dự án, dẫn đến chi phí tăng lên,
4 +Việc phối hợp giữa các bộ phận gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn do nhiều đầu mối chỉ huy +Khi có nhiều dự án thì không có ai chịu trách nhiệm quản lý xuyên suốt chung -Không đảm bảo tính chuyên sâu cho từng bộ phận chức năng nên khó ổn định nghề nghiệp cho các thành viên tham gia dự án -Lãng phí nguồn nhân lực Áp dụng DN có rất ít dự án Dự án quy mô nhỏ, đơn giản Dự án quy mô lớn và tính phức tạp cao Mô hình quản lý dự án theo dạng ma trận Đặc điểm Là sự kết hợp giữa mô hình quản lý theo hai hình thức tổ chức quản lý theo chức năng và hình thức chuyên trách quản lý dự án ➔Quản lý: thành lập ban QLDA riêng ➔Nhân sự: Các thành viên tham gia dự án có thể trở về phòng ban chức năng cũ khi dự án kết thúc Ưu điểm -Chủ nhiệm dự án có đầy đủ hơn trong QLDA, thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi - Các nhà quản lý chức năng (Chuyên môn) được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau. - Những thành viên ban QLDA có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại các phòng chức năng của mình khi kết thúc dự án. - Tạo điều kiện để doanh nghiệp phản ứng nhanh, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường. Nhược điểm Dễ bị trùng chéo, không đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý. Áp dụng Dự án có quy mô lớn, tính phức tạp cao ➔Căn cứ lựa chọn mô hình tổ chức QLDA: quy mô, thời gian, số lượng, tính phức tạp, địa điểm thực hiện, ...