Nội dung text Buổi 20_Di truyền mendel và di truyền liên kết giới tính.pdf
2. Giải thích kết quả - F1 chỉ xuất hiện 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ (gọi là tính trạng trội) 🡺 F2 tính trạng lặn còn lại tái xuất hiện 🡺 Vật chất di truyền không hòa trộn vào nhau, mà tồn tại độc lập trong tế bào (bác bỏ thuyết hòa trộn) - 1/3 số cây trội F2 tự thụ 🡺 F3: 100% trội 🡺 1/3 số cây trội F2 có kiểu gen thuần chủng như thế hệ P (đồng hợp) - 2/3 số cây trội F2 tự thụ 🡺F3: 3 trội:1 lặn 🡺 2/3 số cây trội F2 có kiểu gen giống cây F1 (dị hợp) Kết luận: Xét về cấu trúc di truyền đời F2 phải có tỉ lệ: 1 (trội đồng hợp) : 2 (trội dị hợp) : 1 (lặn đồng hợp)
3. Đề xuất và kiểm chứng giả thuyết Đề xuất giải thuyết mới: mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền tồn tại riêng rẽ không pha trộn với nhau và được truyền nguyên vẹn từ bố mẹ, qua giao tử, sang con cái. Mỗi cây F1 tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 nhân tố di truyền Kiểm chứng giả thuyết: sử dụng phép lai phân tích: cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn 🡺 thu đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 trội : 1 lặn 🡺 giải thuyết chính xác 4. Quy luật phân li Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ và các nhân tố di truyền tồn tại trong tế bào cơ thể một cách riêng rẽ không pha trộn với nhau ⇨ Khi hình thành giao tử, các nhân tố di truyền phân li nhau về giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền Cơ sở tế bào học Trong tế bào lưỡng bội (bộ NST 2n) , nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng 🡺 gene cũng tồn tại thành từng cặp (allele) tương đồng Sự phân li cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp allele tương ứng