PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 59. Sở GDĐT Bình Phước (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/5 – Mã đề 063 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 063 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Xét quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà không có màng ngăn. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Quá trình xảy ra tại cathode là Na + + 1e → Na. B. Quá trình xảy ra tại anode là 2H 2 O + 2e → H 2 + 2OH - . C. Dung dịch thu được sau phản ứng là dung dịch NaOH. D. Cho mẩu giấy màu vào dung dịch sau phản ứng thấy mẩu giấy mất màu. Câu 2: Chất thải nhựa và túi nylon (PE, PVC…) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Giải pháp nào sau đây không giúp giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến môi trường? A. Phân loại rác thải nhựa từ đầu nguồn để tái chế. B. Tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ dùng. C. Thay thế túi lylon bằng túi giấy, túi vải tái sử dụng nhiều lần. D. Tiêu huỷ các chất thải nhựa và túi nylon bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Câu 3: Trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím, nhận xét nào sau đây là không đúng ? A. Dung dịch muối Fe(II) có màu vàng nhạt. B. Ion Fe 2+ là chất bị oxi hóa. C. Ion MnO 4 - là chất bị khử. D. H 2 SO 4 là chất tạo môi trường phản ứng. Câu 4: Khi nói về liên kết kim loại: “ Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron…(1)... với các ion…(2)... kim loại ở các nút mạng. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) để được phát biểu đúng là : A. ngoài cùng, dương. B. hóa trị, lưỡng cực. C. tự do, dương. D. hóa trị, âm. Câu 5: Ăn mòn kim loại là hiện tượng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Phương pháp nào sau đây có thể góp phần hạn chế sự ăn mòn kim loại ? A. Cuốn sợi dây đồng vào thanh sắt hoặc thanh nhôm. B. Sử dụng giấy ráp đánh sạch bề mặt kim loại sau mỗi khoảng thời gian nhất định. C. Phủ một lớp sơn hoặc lớp dầu mỡ lên bề mặt của vật dụng kim loại. D. Dùng nước muối ăn để diệt các vi khuẩn bám trên bề mặt của các vật dụng kim loại. Câu 6: Xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc bằng hầm biogas hoặc túi biogas vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu. Phương pháp này tiết kiệm nhiên liệu vì khí biogas : A. chứa nhiều C 2 H 5 OH, dễ cháy tỏa nhiều nhiệt. B. chứa nhiều Cl 2 , vì khả năng sát khuẩn. C. chứa nhiều CH 4 , dễ cháy tỏa nhiều nhiệt. D. chứa nhiều CH 4 , không độc hại với môi trường. Câu 7: Một người thợ sơn cần lựa chọn một dung môi dễ bay hơi và có độ phân cực kém pha vào sơn giúp sơn nhanh khô khi sử dụng. Chất nào sau đây phù hợp ? A. Glucose. B. Nước. C. Acetic acid. D. Isoamyl acetate.

Trang 3/5 – Mã đề 063 b) Phản ứng trên là phản ứng thay thế phối tử của phức chất trong dung dịch. c) Khi thêm từ từ dung dịch HCl thì cân bằng dần chuyển dịch sang trái. d) Phối tử của hai phức [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ và [CuCl 4 ] 2- lần lượt là H 2 O và HCl. Câu 20: Cho các dữ kiện thực nghiệm về hợp chất hữu cơ đơn chức X, thường được sử dụng làm dung môi, hương liệu: - Thành phần khối lượng nguyên tố: %C = 54,55%; %H = 9,10%; %O = 36,35%. - Nhiệt độ nóng chảy là –83,8 °C, nhiệt độ sôi là 77,1 °C. - Ở 20°C, khối lượng riêng D = 0,90 g/cm³ và độ tan là 8,3 gam/100 gam nước. - Phổ hồng ngoại và phổ khối lượng: a) X bị thủy phân hoàn toàn trong cả môi trường acid và môi trường kiềm. b) Ở 20°C, dung dịch X bão hòa có nồng độ phần trăm là 8,3%. c) X là ester no, đơn chức, mạch hở. d) X có công thức phân tử là C 4 H 8 O 2 . Câu 21: Một học sinh tiến hành thí nghiệm để so sánh tính base trong dung dịch nước của một số amine và ammonia với dự đoán: “Khi số nguyên tử carbon trong phân tử amine tăng thì tính base của amine tăng, pH của dung dịch amin trong nước tăng”. Học sinh tiến hành như sau: Chuẩn bị các cốc chứa dung dịch nồng độ 0,1M của các chất ở 25°C: NH 3 ; CH 3 NH 2 ; CH 3 CH 2 NH 2 ; (CH 3 ) 2 NH; CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 . Dùng máy đo pH để do giá trị pH của các dung dịch. Đồ thị thể hiện kết quả thu được như sau: a) Biết K b = [C 2 H 5 NH 3 + ][OH-]/[C 2 H 5 NH 2 ] là hằng số cân bằng của quá trình: C 2 H 5 NH 2 + H 2 O ⇋ C 2 H 5 NH 3 + + OH - . Giá trị K b ở 25°C tính được từ kết quả là 6,5.10 -5 . b) (CH 3 ) 2 NH có tên thường là ethylamine. c) Từ kết quả thí nghiệm kết luận được giả thuyết ban đầu của học sinh là hoàn toàn đúng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.