PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Hóa 6 - Bài 4 Vật liệu-Nhiên liệu-Nguyên liệu.docx

1 HÓA 6 - BÀI 4: VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU Phần A: Lý Thuyết I. VẬT LIỆU 1. Các vật liệu thông dụng - Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống. Quá trình tạo ra sản phẩm sẽ không có sự bị biến đổi tính chất của chất thành phần. Vật liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc được con người tạo ra. Việc sử dụng vật liệu như thế nào, mục đích là gì? là do tính chất của vật liệu đó. - Dựa vào tính chất và mục đích sử dụng người ta phân loại vật liệu thành: vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu hóa học, vật liệu sinh học, vật liệu silicate ,vật liệu composite, vật liệu nano…. Ví dụ: xi măng, cát, đá… là vật liệu xây dựng; thép, gang, đồng, gỗ, cao su…là vật liệu cơ khí. - Đặc biệt vật liệu nano là vật liệu có kích cỡ rất nhỏ, cỡ nanomet. Ví dụ: Vật liệu nano bạc được ứng dụng trong y tế và các ngành chăn nuôi trồng trọt, chế biến lương thực, thực phẩm. 2. Các tính chất và ứng dụng của vật liệu - Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn. Ví dụ:  + Dây dẫn điện làm bằng kim loại cần được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc. + Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng - Một vật dụng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (bát làm bằng sứ, thủy tinh, nhựa…) - Một loại vật liệu có thể làm ra nhiều vật dụng khác nhau (kim loại sắt làm nhà cửa, khung xe đạp, xe máy, nồi chảo…) * Các tính chất cơ bản của vật liệu Tính chất Vật liệu Cứng Dẻo Giòn Đàn hồi Dẫn điện, nhiệt tốt Dễ cháy Bị gỉ Bị ăn mòn Kim loại      Cao su  Nhựa    Gỗ 

3 - Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện. - Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...), thể khí (các loại khí đốt). 2. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu. - Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là các nguồn nhiên liệu phổ biến + Than đá chứa nhiều tạp chất, khi đốt cháy sinh ra nhiều chất độc hại, là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch. + Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong các mỏ dầu. Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt. - Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng , khí : + Nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,…) + Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, cồn,…) + Nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp,…) - Một số tính chất của nhiên liệu: + Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt + Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước (trừ cồn) 3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả - Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả + Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản. + Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường. + Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. - Một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả + Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy + Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu. + Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu. - Sơ lược về an ninh năng lượng. + An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. + Tất cả hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng => mỗi quốc gia phải có chương trình đảm bảo đủ năng lượng cho mọi hoạt động. + Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hóa thạch),.. là nguồn năng lượng không tái tạo, sẽ cạn kiệt.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.