PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ.docx

ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ 1. Định hướng thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Kì thi tốt nghiệp THPT là kì thi quan trọng để đánh giá đúng kết quả học tập của các em theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Kết quả thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. - Nội dung thi bám sát các yêu cầu trong chương trình giáo dục phổ thông, được thể hiện thông qua sách giáo khoa, chủ yếu là chương trình lớp 12. - Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). - Bài thi năm 2025 được tiến hành trên giấy. Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi: + Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Đây là dạng thức đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam. Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này. + Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế việc dùng "mẹo mực" chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay. Bốn lệnh hỏi này tạo thành một câu hỏi thi nhằm đánh giá toàn diện hơn một vấn đề bao gồm bốn ý a, b, c, d có mức độ tư duy tăng dần. + Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm
nhiều lựa chọn. Về mặt hình thức, câu hỏi dạng này đòi hỏi trả lời bằng kí tự số. Hơn thế nữa, thí sinh chỉ được phép trả lời trong giới hạn 4 kí tự và không được viết dưới dạng phân số. Khi xây dựng câu hỏi thi, giáo viên cần lựa chọn các nội dung sao cho có thể tạo được các câu hỏi với đáp số thoả mãn các yêu cầu này. 2. Định hướng về nội dung và cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí Phân bổ chủ đề theo chương trình vật lí phổ thông được thể hiện trong bảng sau. Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Mở đầu x Động học x Động lực học x Công, năng lượng, công suất x Động lượng x Chuyển động tròn x Biến dạng của vật rắn x Dao động x Sóng x Trường điện (Điện trường) x Dòng điện, mạch điện x Vật lí nhiệt x Khí lí tương x Trường từ (Từ trường) Vật lí hạt nhân và phóng xạ Đề thi tập trung vào nội dung vật lí 12 , tuy nhiên để có thể có năng lực tốt làm bài, cũng cần nắm chắc các kiến thức, kĩ năng đã học ở môn KHTN cấp THCS và kiến thức vật lí lớp 10, 11. Để chuẩn bị ôn tập và làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu đề với tỉ lệ phân phối nội dung theo lớp là Vật lí 10 (10%), Vật lí 11 (40%) và Vật lí 12 (50%). Chúng tôi chọn giới thiệu 2 chủ đề thuộc lớp 10, 3 chủ đề lớp 11 và toàn bộ 4 chủ đề của vật lí 12 . Đó là các chủ đề - Lớp 10: Động lực học, Các định luật bảo toàn: Đây là hai nội dung cốt lõi, cần hiểu kĩ để có thể vận dụng cho các nội dung tiếp theo.
- Lớp 11: Dao động, Sóng, Dòng điện, Mạch điện. - Lớp 12: Vật lí nhiệt, Khí lí tưởng, Từ trường, Vật lí hạt nhân. 3. Định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí và một số lưu ý để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí Để làm tốt được kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông sau 2025, các em cần: Chuẩn bị ôn tập, làm quen với các dạng thức câu hỏi khác nhau: - Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn  Luyện tập phân biệt và chọn lựa thông tin chính xác từ các lựa chọn đưa ra.  Tập trung vào việc nắm vững các công thức và nguyên lí cơ bản, vì đây là chìa khoá để giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm. - Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai  Đòi hỏi kiến thức chắc chắn và hiểu biết sâu rộng hơn về từng chủ đề.  Luyện tập đọc kĩ từng ý trong câu hỏi và phân tích dựa trên kiến thức đã học để đưa ra đáp án chính xác. - Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn  Tập trung vào khả năng áp dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, đòi hỏi sự chính xác cao.  Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh và chính xác, đặc biệt là khả năng giải quyết vấn đề trong giới hạn từ 1 đến 4 kí tự số. Không dừng ở việc học thuộc kiến thức máy móc mà tăng cường vận kiến thức để thực hiện được các công việc, bước đầu giải quyết được các vấn đề phù hợp trong học tập và đời sống. Tự rà soát đánh giá xem mình có đạt được các năng lực môn Vật lí bao gồm các năng lực thành phần sau: a) Nhận thức vật lí - Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến Vật lí; biểu hiện cụ thể là: - Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. - Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ. - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. - So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. - Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận. - Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là: - Đề xuất vấn đề liên quan đến Vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. - Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. - Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. - Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; biểu hiện cụ thể là: - Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn. - Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.