Nội dung text 3801.(WORD) STEM THIẾT KẾ BẢNG THỐNG KÊ ĐỘ PH CỦA CÁC SẢN PHẨM THÔNG DỤNG_KHTN 8_.pdf
1 CHUYÊN ĐỀ STEM TÊN CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ DANH MỤC ĐỘ PH CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM QUEN THUỘC TRONG GIA ĐÌNH (Số tiết: 02 – lớp 2 thực hiện trong 1 tuần) I. Mục tiêu. a. Kiến thức: - Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Vận dụng các kiến thức về thang đo Ph để đo độ PH của một số vật phẩm quen thuộc trong gia đình từ đó thiết kế danh mục độ PH của một số sản phẩm quen thuộc. b. Năng lực: Năng lực Chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thang pH + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. c. phẩm chất - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học. - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề được giao. - Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, lớp. - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và giữ gìn vệ sinh chung. II.Thiết bị và học liệu
2 • Máy chiếu, bảng nhóm; - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: ống hút nhỏ giọt, cốc thủy tinh, thang đo pH. - Hóa chất: + Dung dịch nước bắp cải tím. + Nước đường, nước ngọt có gas, baking soda, nước chanh, giấm, nước giặt, nước rửa chén, nước tẩy. III. Tiến trình dạy học: A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, cặp đôi. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn. - Kĩ thuật động não. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (10 phút) a, Mục tiêu: - Nắm được ý nghĩa của độ PH - Nhận biết ý nghĩa của các chỉ số trên thang PH - Xác định được nhiệm vụ “thiết kế danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình”, đề ra được các tiêu chí đánh giá sản phẩm. b, Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật Cách chơi: Mỗi đội lần lượt chọn 1 mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi ôn tập bài cũ. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, mảnh ghép sẽ mở ra để lộ một phần của bức tranh bí mật. - GV đặt vấn đề: “Vậy các sản phẩm và hoa quả thường ngày giai đình em hay sử dụng có độ PH như nào?” - GV nêu yêu cầu thiết kế danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình. c, Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời Câu 1. Hiện tượng mưa có pH thấp được gọi là hiện tượng mưa? A. Oxide. B. Base. C. Acid. D. Muối Câu 2. Dung dịch có môi trường acid thì độ PH?
3 A. pH < 7. B. pH = 7 C. pH > 7. D. pH = 10. Câu 3. Dung dịch có môi trường Base thì độ PH? A. pH < 7. B. pH = 7 C. pH > 7. D. pH = 10. Câu 4 Dung dịch có môi trường trung tính thì độ PH? A. pH < 7. B. pH = 7 C. pH > 7. D. pH = 10. d, Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật GV đặt vấn đề: “Vậy các sản phẩm và hoa quả thường ngày giai đình em hay sử dụng có độ PH như nào??” Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Chốt lại và đặt vấn đề vào nhiệm vụ thiết kế danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình. HOẠT ĐỘNG 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ( 15p ) a, Mục tiêu: - HS hình thành kiến thức mới về độ PH của các sản phầm thông dụng - Đề xuất giải pháp và xây dựng danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình. b, Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi: Hình vẽ sau đây giới thiệu các giá trị pH của một số sản phẩm hàng ngày:
4 Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau: a) Giữa sữa và cam, loại nào có tính acid mạnh hơn? b) Giữa xà phòng và dung dịch làm sạch bồn rửa, loại nào có tính base mạnh hơn? c) Sản phẩm nào có tính acid/base mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên? GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm. GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức, thống nhất yêu cầu hiện thiết kế danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình chạy bằng pin c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS a) Giữa sữa và cam, loại có tính acid mạnh hơn là cam. b) Giữa xà phòng và dung dịch làm sạch bồn rửa, loại có tính base mạnh hơn là dung dịch làm sạch bồn rửa. c) Sản phẩm có tính acid mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên là pin. Sản phẩm có tính base mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên là dung dịch làm sạch bồn rửa. d, Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi: Hình vẽ sau đây giới thiệu các giá trị pH của một số sản phẩm hàng ngày: HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.