PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI THỰC HÀNH sử 12 cd.pdf

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề thế giới trong và sau chiến tranh lạnh - Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới. 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học: Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 12. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, Sách bài tập - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: Hoạt động Dạy – Học Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các bài tập sau đây Nhiệm vụ 1: BÀI TẬP SỐ 1 GV mời HS tham gia trò chơi: Vòng quay may mắn Mỗi nhóm sẽ cử 1 đại diện quay ô số, Nhóm nào trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng của ô số đó. Câu 1: Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào? A. 1945 B. 1954 C. 1975 D. 1917. Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước B. Duy trì hòa bình và an ninh tế giới. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 3: Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc? A. 149 B. 194 C. 175 D. 154 - Phân tích được tác động sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta đối với tình hình thế giới. - Trình bày được khái niệm đa cực. - Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. - Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế
Câu 4: Đâu là một trong những biểu hiện của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Mỹ bình thường hóa với Việt Nam. B. Sự vươn lên của Nga và Trung Quốc. C. Triều Tiên bị chia cắt làm hai quốc gia. D. Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất. Câu 5: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta là sự đối đầu sâu sắc về hệ tư tưởng giữa A. Mỹ, Anh. B. Mỹ, Liên Xô. C. Mỹ, Pháp D. Liên Xô, Anh. Câu 6: Hậu quả nặng nề nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian Trật tự thế giới hai cực I-an-ta là? A. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang. B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu. C. Kinh tế các nước bị thiệt hại nặng nề. D. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu. Câu 7: Tác động của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đến Việt Nam như thế nào trong những năm 1954 -1975? A. Hai mươi vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào giải giáp quân Nhật. B. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. C. Quân Anh tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ hai. D. Thu hút được nguồn vốn, tiếp cận khoa học-công nghệ để phát triển Câu 8: Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”. B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì. C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm. D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 9: Trật tự đa cực được hình thành vào đầu thế kỉ XXI sau khi trật tự thế giới nào sau đây bị sụp đổ? A. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn B. Trật tự đơn cực C. Trật tự hai cực I-an-ta D. Trật tự đa cực. Câu 10: Sau khi trật tự hai I-an-ta sụp đổ, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực? A. Nga B. Mỹ C. Trung Quốc D. Anh Nhiệm vụ 2: BÀI TẬP SỐ 2 Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp Bài 1 A B 1. Xtalin, Rudơven, Sơcxin 2. Xanphranxixco (Mĩ) 3. Niu Ooc (Mĩ) 4. IAEA 5. UNDP 6. Goocpachop, Busơ (cha). a. Là nơi đặt trụ sở của Liên hợp quốc b. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế c. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc. d. Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Liên hợp quốc. e. Nguyên thủ tham gia Hội nghị Ianta g. Nguyên thủ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. A. 1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c, 6-g B. 1-e, 2-a, 3-d, 4-b, 5-c, 6-g C. 1-g, 2-d, 3-a, 4-c, 5-b, 6-e D. 1-g, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c, 6-e Bài 2 A B 1. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. 2. Liên Xô, Mĩ, Anh a. Tham dự Hội nghị Ianta b. Thành viên trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.