PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3.Đề HSG9.docx

[email protected] ĐỀ THI HSG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) CÂY XẤU HỔ (Anh Ngọc) Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim   Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào   Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm Cây đã hé những mắt tròn chúm chím Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo Phút lạ lùng trời đất trong veo Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời   Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ Ướp vào trong trang sổ của mình Và chuyện này chỉ cây biết với anh. (Giải nhì trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1972-1973) Câu 1 (1.5 điểm). Xác định thể thơ và cho biết những dấu hiệu hình thức của thể thơ đó biểu hiện trong bài “Cây xấu hổ”. Câu 2 (2.0 điểm). Hãy cho biết mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Câu 3 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ: Cây vội vã nhắm nghìn con mắt Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào. PHẦN II. VIẾT (15.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm). Giữa bom đạn, cây xấu hổ vẫn kiên cường bám trụ, cành lá vẫn xanh tươi. Hình ảnh đó gợi suy nghĩ về ý chí, bản lĩnh của con người trong hoàn cảnh gian khổ khó khăn. Hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. Câu 2 (12.0 điểm). "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Cây xấu hổ” của Anh Ngọc để làm sáng tỏ ý kiến đó. --HẾT-- (Người coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 PHẦN ĐỌC (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 – Thể thơ tự do – Dấu hiệu hình thức của thể thơ: + Số tiếng: 7, 8 tiếng; khổ thơ mở đầu có 2 dòng thơ, phổ biến là 4 dòng thơ/ khổ, khổ cuối chỉ có 1 dòng. + Vần được gieo linh hoạt, có vần cách, vần liền. Ví dụ khổ 1.2 có vần liền: cười – rơi; vần cách: rơi – rối,… + Nhịp: căn cứ cách ngắt các vế trong dòng thơ và số tiếng từng dòng thì chủ yếu là nhịp 3/5, 4/4 đối với câu tám tiếng, nhịp 3/4 đối với câu bảy tiếng. 0.5 1.0 2 – Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ bắt đầu với hình ảnh cây xấu hổ, tiếp nối là câu chuyện giữa người lính và cây, cuối cùng khép lại trong một bí mật rất đáng yêu của người lính, để từ đó nhà thơ bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc của mình về thiên nhiên, về con người. – Cảm hứng chủ đạo: Là cảm hứng ngợi ca, trân trọng, yêu mến một loài cây nhỏ bé mà kiên cường, sức sống mạnh mẽ giữa chiến trường và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người chiến sĩ thời kì chống Mĩ. 1.0 1.0 3 – Biện pháp nhân hóa – Tác dụng: + Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa. + Thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn của người lính. 0.5 1.0 PHẦN VIẾT (15.0 điểm) 1 1. Yêu cầu về kĩ năng, hình thức: – Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội. – Đảm bảo dung lượng (khoảng 20 dòng). – Dùng từ, diễn đạt, viết câu chuẩn xác. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có các cách triển khai nội dung khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: – Giải thích làm rõ được vấn đề ý chí, bản lĩnh của con người (Đó là sự dũng cảm, sẵn sàng đối đầu với khó khăn, gian khổ, thách thức. Đó là sự kiên cường, bền bỉ, mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh,…). – Bàn luận vấn đề: + Nêu được những lí lẽ cho thấy vai trò của ý chí, bản lĩnh trong cuộc sống (Dám theo đuổi mục tiêu, ước mơ, khát vọng; tạo nên sức mạnh cho con người; khẳng định giá trị bản thân;…). + Nêu được bằng chứng cho thấy sức mạnh của ý chí, bản lĩnh. + Phê phán những con người yếu đuối, không có bản lĩnh,... – Khẳng định được ý nghĩa của VĐ và phương hướng hành 1.0 2.0
động. 2 1. Yêu cầu về kĩ năng, hình thức: – Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học phân tích một tác phẩm thơ. – Đảm bảo bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng. – Dùng từ, diễn đạt, viết câu chuẩn xác. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách triển khai bài viết, tuy nhiên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: 2.1 Giải thích được ý kiến: "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). + Thơ ca cũng như những TPVH khác đều bắt nguồn từ cuộc sống, lấy chất liệu từ hiện thực, phản ánh con người và cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà thơ, nhà văn. + Thơ ca đã đi cùng lịch sử phát triển của nhân loại và phản ánh con người, thời đại đó bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. + Hiện thực cuộc sống, con người, thời đại được phản ánh trong thơ không phải là sao chép y nguyên mà được thể hiện với cảm hứng ngợi ca, tự hào, yêu mến, trân trọng,…  Ý kiến của Sóng Hồng bàn về mối quan hệ giữa thơ ca và con người, thời đại, về sự gắn bó không tách rời giữa con người và thời đại trong hình tượng thơ. 2.2 Phân tích được bài thơ “Cây xấu hổ” để chứng minh ý kiến: – Hình ảnh con người cao đẹp  Hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn: + Dũng cảm, can trường, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường khốc liệt, chiến đấu vì Tổ quốc. + Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm (bằng chứng) + Yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp (bằng chứng)  Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn tạo nên tượng đài về người lính vừa gần gũi, thân thuộc vừa cao cả, lớn lao. – Thời đại cao đẹp: + Cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. + “Bờ đường 9” – không gian chiến trường đầy lửa cháy bom rơi, nơi có những người lính trẻ đang hành quân, chiến đấu. + Thời đại đã sản sinh những con người anh hùng, dám dấn thân vào bom đạn chiến trường, chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc. – Con người và thời đại trong bài thơ được thể hiện cao đẹp qua những yếu tố hình thức nghệ thuật đặc sắc: + Thể thơ tự do đan xen yếu tố miêu tả, tự sự thích hợp cho việc kể chuyện và bộc lộ cảm xúc. + Hình ảnh thơ đẹp + Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị + Giọng điệu biến hóa, khi tâm tình, khi tinh nghịch,… 2.0 2.0 7.0
+ Biện pháp nhân hóa sử dụng nhiều lần. + Bút pháp hiện thực và lãng mạn. 2.3 Khẳng định giá trị bài thơ và khẳng định ý kiến. 1.0 Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài, tôn trọng ý kiến, sự sáng tạo, sự kiến giải hợp lí của HS.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.