Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HOÁN VỊ GENE - HS.Image.Marked.pdf
HOÁN VỊ GENE PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Vào năm 1913 nhà khoa học nào đã đề xuất phương pháp xây dựng bản đồ di truyền? A. Mendel. B. Correns. C. Alfred Henry Sturtevant. D. Monod. Câu 2. Quá trình trao đổi chéo nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân I là cơ sở của hiện tượng nào? A. Đảo đoạn NST. B. Đột biến gene. C. Hoán vị gene. D. Chuyển đoạn NST. Câu 3. Bản đồ di truyền là ứng dụng của hiện tượng nào diễn ra trong tế bào? A. Nhân đôi NST. B. Đột biến gene. C. Đột biến NST. D. Hoán vị gene. Câu 4. Hai gene hoán vị với tần số 30% thì khoảng cách tương đối của chúng trên NST là bao nhiêu đơn vị bản đồ (cM)? A. 10. B. 5. C. 30. D. 40. Câu 5. Một cá thể đực có kiểu gene BD bd , biết tần số hoán vị gene giữa hai gene B và D là 40%. Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 6. Một cơ thể đực có kiểu gene ABD abd , biết hai gene các gen trên 1 nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn (không có hoán vị gene). Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 7. Hai cặp gene Aa và Bb di truyền liên kết với nhau trong trường hợp nào ? A. Hai cặp gene này nằm ở tế bào chất. B. Hai cặp gene này cùng nằm trên 1 cặp NST. C. Hai cặp gene này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. D. Một cặp gene nằm ở tế bào chất, một cặp gen nằm ở trên NST. Câu 8. Ở một loài sinh vật, xét hai cặp gene Aa và Bb nằm trên một cặp NST và cách nhau 30cM. Một tế bào sinh tinh của một cơ thể thuộc loài này có kiểu gene Ab aB giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử mang gene ab với tỉ lệ A. 25% hoặc 0%. B. 15%. C. 25%. D. 25% hoặc 50%. Câu 9. Kiểu hình tái tổ hợp chỉ xuất hiện ở Fa khi cho ruồi cái lai phân tích mà không xuất hiện ở phép lai phân tích ruồi đực F1 vì A. do sai số ngẫu nhiên xuất hiện ruồi đực không tạo được kiểu hình tái tổ hợp B. hoán vị gene chỉ xảy ra ở ruồi cái C. hoán vị gene ít xảy ra ở ruồi đực D. ruồi đực không thể mang thai và đẻ trứng nên không thể can thiệp vào quá trình tạo thành hợp tử trong trứng. Câu 10. Hoán vị gene do trao đổi chéo giữa các NST tương đồng, xảy ra trong giảm phân tạo các giao tử tái tổ hợp mang các tổ hợp gene mới. Kết hợp với sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình .........(1)........... ở các loài sinh sản ........(2)........, làm tăng nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Từ/ Cụm từ còn trống là
Câu 17. Trong chăn nuôi, trồng trọt, dựa vào thông tin về ...(1)...ở giống vật nuôi, cây trồng, có thể dự đoán được tỉ lệ xuất hiện các tổ hợp gene mới ở thế hệ con cháu trong các phép lai, có ý nghĩa trong công tác chọn giống. Cụm từ (1) là A. (1)-Tần số tái tổ hợp. B. (1)-Bản đồ di truyền. C. (1)-Quy luật di truyền. D. A và B đúng. Câu 18. Trong y học, dựa vào ...(1)...cho phép xác định vị trí các gene, có ý nghĩa trong việc tìm ra gene gây bệnh và trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh. Cụm từ (1) là A. (1)-Liên kết gene. B. (1)-Bản đồ di truyền. C. (1)-Quy luật di truyền. D. A và B đúng. Câu 19. Cho biết allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Tần số hoán vị gene là 20% ở cả 2 giới. Cho phép lai P: AB AB × ab ab ♂ ♀ thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng F1 chiếm tỉ lệ là A. 4%. B. 21%. C. 16%. D. 54%. Câu 20. Một cá thể đực có kiểu gene BD bd , biết tần số hoán vị gene giữa hai gene B và D là 30%. Có 1 tế bào của cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho ít nhất bao nhiêu loại giao tử? A. 4. B. 2. C. 1. D. 8. Câu 21. Một loài có bộ NST 2n = 8 và có khoảng 8000 gene. Tính trung bình thì trên mỗi cặp NST có bao nhiêu gene? A. 4000. B. 2000. C. 1000. D. 500. Câu 22. Hãy chọn kết luận đúng về hoán vị gen? A. Có tần số không vượt quá 50% và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen. B. Xẩy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc các cặp NST khác nhau. C. Không làm thay đổi vị trí của các gen, chỉ làm thay đổi tổ hợp các allele trên NST. D. Tạo ra các tổ hợp gen mới, làm phát sinh nhiều biến dị sơ cấp cung cấp cho tiến hoá. Câu 23. Ở ruồi giấm, xét 3 cặp nhiễm sắc thể của 1 cơ thể đực có kiểu gen AaBb DE de tiến hành giảm phân tạo giao tử.Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 64 loại. B. 32 loại. C. 8 loại. D. 16 loại. Câu 24. Sử dụng dữ liệu sau về tần số trao đổi chéo để lập bản đồ vị trí tương đối của 4 gen liên kết trên cùng một nhiễm sắc thể: P, Q, R và T. Gene Đơn vị bản đồ (cM) P và Q 35 R và Q 20 R và P 15 T và Q 60 P và T 25 Đáp án nào sau đây thể hiện sự sắp xếp có thể có của các gene P, Q, R và T trên nhiễm sắc thể mà chúng liên kết với nhau?
A .P-Q-R-T. B. P-R-Q-T. C. T-P-R-Q. D. T-P-Q-R. Câu 25. Một loạt phép lai được thực hiện với ruồi giấm (Drosophila melanogaster) nhằm kiểm tra sự di truyền của các gene quy định hình dạng cánh (vg) và màu mắt (cn). Allele lặn vg quy định cánh cụt. Allele lặn cn quy định mắt đỏ son. Trong phép lai thứ nhất, một con cái cánh dài kiểu dại và mắt đỏ tươi kiểu dại được giao phối với một con đực cánh cụt và mắt đỏ son. Tất cả các cá thể F1 đều có cánh dài và mắt đỏ tươi kiểu dại. Ở phép lai thứ hai, ruồi cái F1 giao phối với ruồi đực cánh cụt, mắt đỏ son. Tỉ lệ kiểu hình của 500 cá thể F2 được ghi trong bảng trên. Cho biết các gene nằm trên NST thường Kiểu hình Số lượng Cánh dài, mắt đỏ tươi 226 Cánh dài, mắt đỏ son 25 Cánh cụt, mắt đỏ tươi 26 Cánh cụt, mắt đỏ son 223 Nhận định nào sau đây giải thích đúng kết quả trên? A. Hai gene nằm trên 2 NST khác nhau. B. Hai gene liên kết hoàn toàn và nằm trên NST giới tính. C. Hai gene nằm trên DNA ti thể. D. Hai gene nằm cùng nằm trên NST thường và có hoán vị gene xảy ra. Câu 26. Xét tổ hợp gene Ab aB Dd, nếu tần số hoán vị gene là 18% thì tỉ lệ các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gene này là A. AB D = AB d = ab D = ab d = 4,5%. B. AB D = Ab d = Ab D = ab d = 4,5%. C. AB D = Ab d = aB D = ab d = 9,0%. D. AB D = AB d = ab D = ab d = 9,0%. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gene? A. Tần số hoán vị gene luôn bằng 50%. B. Tần số hoán vị gene không vượt quá 50%. C. Tần số hoán vị gene lớn hơn 50%. D. Các gene nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gene càng cao. Câu 28. Một cá thể có kiểu gene Aa BD bd (tần số hoán vị gene giữa hai gene B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử a Bd là A. 5%. B. 15%. C. 20%. D. 10%. Câu 29. Một cơ thể có kiểu gene Ab aB tiến hành giảm phân tạo giao tử. Theo lý thuyết, tần số hoán vị gene bằng tổng tỉ lệ giao tử nào trong các giao tử sau? A. Ab và aB. B. ab hoặc AB. C. AB và ab. D. Ab, hoặc aB. Câu 30. Khi nói về hoán vị gene, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hoán vị gene là sự trao đổi các allele tương ứng trên hai chromatid khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng, xảy ra trong giảm phân tạo các giao tử mang tổ hợp gene mới. B. Hoán vị gene là sự trao đổi các allele tương ứng trên hai chromatid khác nguồn gốc của một cặp NST kép tương đồng, xảy ra trong giảm phân tạo ra các giao tử mang tổ hợp allele mới. C. Hoán vị gene là sự trao đổi các allele tương ứng trên hai chromatid cùng nguồn gốc của một cặp NST kép tương đồng, xảy ra trong giảm phân tạo ra các giao tử mang tổ hợp allele mới.