Nội dung text BÀI 30-KHTN 7-CTSTxST.docx
BỘ CÂU HỎI BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 ( H): Cơ thể tiêu hóa thức ăn thông qua con đường A. tiêu hóa B. hô hấp C. tuần hoàn D. bài tiết Câu 2 (VD thấp): Hã sắp xếp thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của động vật: bò, heo, voi, mèo, chuột. A. Bò -> mèo -> heo -> voi -> chuột B. Chuột -> mèo -> heo -> bò -> voi C. Voi -> bò -> heo -> mèo -> chuột D. Chuột -> mèo -> bò -> heo -> voi Câu 3(B): Cơ quan trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn là A. dạ dày B. ruột C. thực quản D. miệng Câu 4 ( B): Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết? A. Nước, CO 2 , kháng thể. B. CO 2 , các chất thải, nước. C. CO 2 , hormone, chất dinh dưỡng. D. Nước, hormone, kháng thể. Câu 5 (B): Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người? A. 60 - 75%. B. 75 - 80%. C. 85 - 90% D. 55 - 60% Câu 6 (H): Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người. Loại mạch Cột nối Chức năng Động mạch Trao đổi chất giữa máu với các tế bào Tĩnh mạch Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan Mao mạch Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim Trả lời: Loại mạch Cột nối Chức năng Động mạch Trao đổi chất giữa máu với các tế bào Tĩnh mạch Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan Mao mạch Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim Câu 7(H): Con đường tiêu hóa thức ăn của người và động vật: A. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột già -> Ruột non -> Trực tràng -> Hậu môn. B. Miệng -> Dạ dày -> Thực quản -> Ruột non -> Ruột già -> Trực tràng -> Hậu môn. C. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột non -> Trực tràng -> Ruột già -> Hậu môn. D. Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột non -> Ruột già -> Trực tràng -> Hậu môn.
Câu 8 (VD cao): Có ba người A, B, C tham gia một nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dụng nước của cơ thể. Kết quả thu được ở bảng sau. Đối tượng A B C Nhu cầu sử dụng nước (mL/ngày) 1 800 650 3 500 Trong 3 đối tượng trên, hãy sắp xếp mức lao động nặng nhọc giảm dần: A. Đối tượng A, B, C. B. Đối tượng B, C, A. C. Đối tượng C, B, A D. Đối tượng C, A, B. Câu 9 ( H) Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày? A.1,5- 2L. B.0,5 - 1L. C.2- 2,5L. D. 2,5 - 3L Câu 10 (B): Cơ quan thải các phân và các chất khí ra khỏi cơ thể: A. Ruột già B. Trực tràng C. Hậu Môn D. Ruột non B. Tự luận: Câu 1 ( H): Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người. Trả lời: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già). Thòng qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hò hấp, thoát hơi nước qua da, toát mổ hòi, bài tiết nước tiểu và phân. Câu 2(B): Em hãy nêu những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật? Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật: giống (loài), cân nặng, nhiệt độ mỏi trường, loại thức ăn,... Đói với con người còn phụ thuộc vào cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ. Câu 3 (VD thấp) Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật? Trả lời: Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Chẳng hạn, hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hò hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến cung câp cho hoạt động của các cơ quan, đổng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết. Câu 4(B): Em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống
tiêu hoá ở người. Trả lời: - Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản. - Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. - Dạ dày: Tiêu hoá một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hoá. - Ruột non: Tiêu hoá hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu. - Ruột già: Chủ yếu hâpthụ nước và một số ít chất còn lại. Tạo phân và các chất khí. - Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài. - Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể. Câu 5 ( VD cao): Nếu là một tuyên tuyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em? - Nội dung tuyên tuyền về giáo dục vệ sinh ăn uống: + Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng. + Bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách. + Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,... + Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua và khi dùng. + Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm. + Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn.