PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Tom tat luan an_Le Tra My_TV.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ********* TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN Ở VIỆT NAM Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số : 9340101 LÊ TRÀ MY Hà Nội – Năm 2023
2 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại Thương, Số 91, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đào Thị Thu Giang Phản biện 1: ..................................................................................... Phản biện 2: ..................................................................................... Phản biện 3: ..................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại ................................................................................ Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương
3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến môi trường đã trở thành chủ đề cấp thiết mang tính thời sự trên toàn thế giới. Trước các sức ép của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với các vấn đề về môi trường. Một trong những cách thức để các bên liên quan đánh giá được các vấn đề nêu trên là việc xem xét thông tin mà kế toán môi trường cung cấp. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng bên cạnh các quy định của pháp luật, việc áp dụng KTQTMT là một quyết định phụ thuộc phần lớn vào vai trò và nhận thức của ban quản trị doanh nghiệp trong mối tương quan với các bộ phận chức năng khác. Đặc biệt với các ngành khác nhau sẽ có những quan điểm và nhận thức khác nhau về các áp lực và các yếu tố trên. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá và kiểm định sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT từ góc nhìn của quản lý doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đối với ngành điện Việt Nam, chi phí phát điện chiếm đến gần 80% cơ cấu giá thành với phần lớn là chi phí cho nguyên nhiên liệu (nhiệt điện than, khí) (Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2023). Việc áp dụng các công cụ của KTQTMT sẽ giúp kiểm soát chi phí nhiên liệu đầu vào và tối ưu hoá các chi phí chung và chi phí môi trường phân bổ cho giá thành. Điều này giúp nâng cao lợi thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến lược hướng đến thị trường điện cạnh tranh của Chính phủ. Những kết quả nghiên cứu về các công cụ KTQTMT áp dụng tại các doanh nghiệp điện cũng sẽ là tài liệu tham khảo, đóng góp kinh nghiệm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của KTQTMT, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam” cho luận án tiễn sĩ với mục tiêu tìm hiểu thực trạng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT, đưa vào kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp sản xuất điện. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam nói riêng và đưa ra các hàm ý nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn ở các ngành nghề liên quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu
4 Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp cơ sở lý luận về KTQTMT trong doanh nghiệp, làm rõ các nội dung và vai trò của KTQTMT trong quản trị doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam, nghiên cứu tình huống điển hình tại một doanh nghiệp sản xuất điện để làm rõ vai trò của việc áp dụng KTQTMT trong quản trị doanh nghiệp. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố này đến việc áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất điện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình Công ty nhiệt điện Thái Bình vì nhiệt điện là nguồn phát điện chính ở Việt Nam, và nhiệt điện cũng là ngành có tác động lớn đối với môi trường, phát sinh nhiều chi phí môi trường so với các lĩnh vực sản xuất điện khác. Về thời gian: Để thực hiện đề tài tác giả đã thu thập dữ liệu về ngành điện từ năm 2014-2022 và khảo sát thực trạng áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp điện trong 3 năm 2021-2023. Về nội dung nghiên cứu: thực trạng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện Phương pháp nghiên cứu: Để triển khai nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xem xét sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất và phương pháp phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT tại các nhà máy điện ở Việt Nam.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.