PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 42 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 42 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết:  = 3,14; T (K) = t ( 0 C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); N A = 6,02.10 23 hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một UAV (thiết bị bay không người lái) do Tập đoàn Viettel nghiên cứu và sản xuất sử dụng pin sạc có điện áp 24 V và dung lượng 12 Ah. Trong một lần hoạt động, UAV sử dụng một motor điện để duy trì bay với công suất trung bình 240 W và hiệu suất 80%. Giả sử pin được sạc đầy và toàn bộ năng lượng chỉ dùng cho motor bay. Thời gian tối đa UAV này có thể bay liên tục đến khi hết pin xấp xỉ bằng A. 0,96 giờ. B. 1,2 giờ. C. 1,5 giờ. D. 3,6 giờ. Câu 2. Một nhiệt kế thủy ngân có chiều dài của cột thủy ngân là 2 cm khi ở 0 C và 22 cm khi ở 100 C. Biết rằng nhiệt độ đo được t (C) là hàm bậc nhất theo chiều dài cột thủy ngân ℓ (cm). Khi chiều dài cột thủy ngân là 18 cm thì nhiệt độ tương ứng là bao nhiêu 0 C? A. 90 C. B. 80 C. C. 70 C. D. 85 C. Sử dụng các thông tin sau cho câu 3 và câu 4: Cho nhiệt dung riêng của một số chất ở nhiệt độ 0 C như bảng bên dưới. Chất Nhiệt dung riêng (J/(kg.K)) Chất Nhiệt dung riêng (J/(kg.K)) Nhôm 880 Đất 800 Sắt 460 Nước đá 2100 Đồng 380 Nước 4180 Chì 130 Rượu 2500 Câu 3. Nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg rượu tăng thêm 2 C là A. 5000 J. B. 4180 J. C. 2500 J. D. 1250 J. Câu 4. Cho các miếng kim loại gồm nhôm, sắt, đồng và chì có cùng khối lượng. Nếu lần lượt cung cấp cho các miếng kim loại trên một nhiệt lượng như nhau (bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường) thì miếng kim loại nào tăng nhiệt độ nhiều nhất? A. Đồng. B. Chì. C. Nhôm. D. Sắt. Câu 5. Một khối khí lí tưởng được chứa trong một xi lanh có pit tông di chuyển được. Người ta truyền cho khối khí một nhiệt lượng 170 J làm nội năng của khối khí tăng thêm 100 J. Khi đó, khối khí đã A. nhận một công bằng 270 J. B. nhận một công bằng 70 J. C. thực hiện một công bằng 70 J. D. thực hiện một công bằng 270 J. Sử dụng các thông tin sau cho câu 6 và câu 7: Một khối khí lí tưởng được chứa trong một xi lanh nằm ngang cố định, được đậy kín bằng một pit tông có thể chuyển động. Khi khối khí trong xi lanh hấp thụ một nhiệt lượng 400 J, nó giãn nở và đẩy pit tông di chuyển đều. Quá trình biến đổi trạng thái của khối khí được biểu diễn bằng một đồ thị như hình bên dưới. Biết áp suất khí quyển là , tiết diện của pit tông là .
Câu 6. Trong quá trình biến đổi trạng thái của khối khí từ trạng thái (1) sang trạng thái (2), độ biến thiên nội năng của khối khí bằng A. 400 J. B. 504 J. C. 104 J. D. 296 J. Câu 7. Lực ma sát giữa pit tông và thành xi lanh có độ lớn bằng A. 0,2 N. B. 5,2 N. C. 20 N. D. 52 N. Câu 8. Một nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ không khí ngoài trời, nhưng một số vạch chia trên thân nhiệt kế đã bị mất và không thể quan sát được. Biết rằng khoảng cách từ vạch 0 C đến vạch 50 C trên nhiệt kế là 6,25 cm. Khi đo nhiệt độ không khí ngoài trời, người ta thấy mức thủy ngân trong nhiệt kế nằm trong vùng có các vạch chia bị mất và đo được khoảng cách từ vạch số 0 C đến mức thủy ngân là 4,5 cm như hình vẽ bên dưới. Nhiệt độ của không khí ngoài trời khi đó là A. 41 C. B. 36 C. C. 40 C. D. 33 C Câu 9. Một khối khí lí tưởng được nung nóng sao cho áp suất của khối khí tăng lên 4 lần, đồng thời thể tích giảm đi 2 lần. Biết lượng khí không thay đổi. Khi đó, động năng tịnh tiến trung của các phân tử khí đã thay đổi như thế nào? A. Tăng 8 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 4 lần. Câu 10. Trong quá trình xây dựng nhà, một anh kỹ sư muốn xác định chính xác hướng Nam – Bắc để đặt cửa chính của ngôi nhà theo phong thủy. Anh sử dụng một chiếc la bàn từ để đo hướng tại vị trí mặt bằng công trình. Giả sử kim la bàn không bị ảnh hưởng bởi bất kì từ trường nào khác ngoài từ trường Trái Đất. Khi kim là bàn ổn định, đầu màu đỏ của kim (cực Bắc – N) chỉ về phía trước mặt anh. Kỹ sư xác định hướng mặt tiền của ngôi nhà là hướng vuông góc về bên phải so với hướng của kim. Mặt tiền của ngôi nhà đó quay về hướng nào?
A. Hướng Nam. B. Hướng Bắc. C. Hướng Đông. D. Hướng Tây. Sử dụng các thông tin sau cho câu 11 và câu 12. Một đoạn dây dẫn tải điện dài 36,0 m, nằm ngang có dòng điện 22,0 A chạy qua theo chiều từ Tây sang Đông. Giả sử tại vị trí này, từ trường Trái Đất nằm ngang và chiều từ Nam lên Bắc với độ lớn 0,5.10 4 T. Câu 11. Độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn tải điện đó lần lượt là A. 39,6 mN và hướng xuống dưới. B. 39,6 mN và hướng lên trên. C. 19,8 mN và hướng xuống dưới. D. 19,8 mN và hướng lên trên. Câu 12. Biết đoạn dây dẫn tải điện đó được làm bằng đồng và có tiết diện là 2,5.10 6 m 2 , khối lượng riêng của đồng là 8,9.10 3 kg/m 3 , lấy g = 10 m/s 2 . Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên đoạn dây dẫn tải điện đó có độ lớn bằng A. 8,01 mN. B. 22,25 N. C. 22,25 mN. D. 8,01 N. Câu 13. Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau và cách nhau 4 cm. Điểm M cách dây dẫn mang dòng điện 4 cm như hình vẽ. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn này có cùng cường độ là 5 A, nhưng ngược chiều nhau. Biết độ lớn cảm ứng từ do dòng điện I chạy trong dây dẫn thẳng dài tạo ra tại vị trí cách dây dẫn một khoảng r là , với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A). Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M bằng A. (T). B. (T). C. (T). D. (T). Câu 14. Từ thông  qua khung dây dẫn kín biến đổi theo thời gian t được biểu diễn như đồ thị hình bên. Trong khoảng thời gian nào sau đây trong khung dây dẫn kín có dòng điện cảm ứng với cường độ không đổi? A. Từ t = 0 đến t = t 2 . B. Từ t = t 1 đến t = t 2 . C. Từ t = t 2 đến t = t 4 . D. Từ t = 0 đến t = t 1 . Câu 15. Một sợi dây đồng có đường kính tiết diện = 0,8 mm, chiều dài ℓ = 100 m, điện trở suất của đồng là .m. Dây được phủ một lớp sơn cách điện rất mỏng. Người ta dùng sợi dây này để quấn thành một ống dây hình trụ dài L (m), gồm N vòng dây. Biết rằng các vòng dây được quấn khít nhau. Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây khi có dòng điện cường độ I (A) chạy qua được xác định bằng biểu thức (T). Khi đặt vào hai đầu của ống dây một hiệu điện thế 12 V thì độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây bằng A. 5,63 mT. B. 22,52 mT. C. 5,63 T. D. 22,52 T.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.