Nội dung text b19_gioithieuvehopchathuuco_hoa9_cd.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU BÀI 19. GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ. - Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. - Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử, trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ.
2 Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử. Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh có liên quan đến hợp chất hữu cơ. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về loại hợp chất trong hình; bước đầu xác định được các loại hợp chất này không phải là chất vô cơ. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
3 - GV nêu câu hỏi: Quan sát hình 19.1 và chỉ ra các loại thực phẩm nào giàu chất đạm, chất béo, chất bộ đường, vitamin. - GV nêu vấn đề: Chất đạm, chất béo, chất bộ đường, vitamin là các loại hợp chất hữu cơ. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Hoa quả chứa nhiều vitamin + Thịt cá chứa nhiều protein + Dầu, lạc chứa nhiều chất béo - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Các hợp chất có trong hình đóng được gọi là hợp chất hữu cơ, có vai trò thiết yếu cho sự sống và phát triển. Số lượng của chúng lớn hơn nhiều so với số lượng hợp chất vô cơ và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ đời sống con người. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Chúng có gì đặc biệt về cấu tạo so với chất vô cơ? Có những loại chất hữu cơ nào? Để trả lời cho các câu hỏi đó, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 19 – Giới thiệu về hợp chất hữu cơ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ
4 a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ và phân loại hợp chất hữu cơ b. Nội dung: Từ thông tin được cung cấp trong sgk, GV hướng dẫn HS cách xác định được nguyên tố luôn có trong hợp chất hữu cơ là carbon, hình thành khái niệm hợp chất hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của phân tử hợp chất hữu cơ; khái niệm hóa học hữu cơ; chỉ ra được hợp chất hữu cơ dựa vào đặc điểm của công thức phân tử. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp với 4 nhóm, mỗi nhóm bầu ra nhóm trưởng và thư kí. - GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu, thu thập thông tin kết hợp quan sát các hình trong sgk, trả lời câu hỏi: + Vì sao sản phẩm thu được khi đốt các hợp chất hữu cơ luôn làm nước vôi trong bị vẩn đục? + Theo em trong các hợp chất hữu cơ sẽ luôn có nguyên tố nào? - GV giới thiệu các hợp chất cũng có chứa carbon nhưng không phải là hợp chất hữu cơ như: + Oxide của carbon: CO, CO 2 + Acid: H 2 CO 3 + Muối carbonate và hydrocarbonate. I. Hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ. 1. Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ - Các hợp chất hữu cơ khi cháy đều tạo thành khí CO 2 . - Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố carbon. - Khái niệm: hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate,...