PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4.3. Tổng hợp hệ cacbonat, hiđrocacbonat phối hợp xử lí.Image.Marked.pdf

Trang 1 4.3. Tổng hợp hệ cacbonat, hiđrocacbonat phối hợp xử lí Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp X gồm Ca và CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được 1,792 lít hỗn hợp khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Ca trong X là A. 40%. B. 60%. C. 20%. D. 80%. Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 vào dung dịch HCl 5% (vừa đủ), thu được 1,12 lít hỗn hợp khí (đktc) và m gam dung dịch T. Giá trị của m là A. 76,40. B. 75,88. C. 74,62. D. 74,10. Câu 3. Cho 10,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 (tỉ lệ số mol 1:1) vào dung dịch H2SO4 (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24. B. 4,48. C. 8,96. D. 6,72. Câu 4. Có một hỗn hợp gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Cho bã rắn đó vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng NH4HCO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 32,38% B. 33,20% C. 34,42% D. 35,05% Câu 5. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3, K2CO3, BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y: - Để hấp thụ hoàn toàn khi X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M - Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 54,825 gam. B. 58,80 gam. C. 47,85 gam. D. 49,50 gam. Câu 6. Cho 74, 45 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại kiềm thổ vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa 80,5 gam muối và khí X. Hấp thụ toàn bộ khí X vào 250 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 1M thu được kết tủa và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y , sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn. Giá trị m gần nhất là: A. 23,00. B. 18,00. C. 21,00. D. 26,50. Câu 7. Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau M, R trong nhóm IIA (M < R) tác dụng với dung dịch HCl dư. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Khối lượng mol lớn nhất có thể đạt của M là A. 9 (Be). B. 24 (Mg). C. 40 (Ca). D. 88 (Sr). Câu 8. Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là A. 84,5 gam B. 80,9 gam C. 88,5 gam D. 92,1 gam Câu 9. Hỗn hợp E gồm X2CO3 và YCO3 (X là kim loại kiềm và Y là kim loại kiềm thổ). Hòa tan hoàn toàn 4 gam E vào dung dịch HCl, thu được khí CO2 và dung dịch chứa 5,1 gam muối clorua. Hấp thụ toàn bộ CO2 tạo thành cần vừa đủ V mL dung dịch gồm XOH 0,24M và Y(OH)2 0,08M. Giá trị nhỏ nhất của V là
Trang 2 A. 200. B. 250. C. 500. D. 400. Câu 10. Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,65. B. 7,45. C. 6,25. D. 3,45. Câu 11. Hòa tan 174 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Hấp thụ toàn bộ khí thoát ra cần tối thiểu 500 ml dung dịch KOH 3M. Xác định kim loại kiềm ? A. Li. B. Rb. C. K. D. Na. Câu 12. Hòa tan 131 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Để hấp thụ hết hỗn hợp khí X sinh ra cần tối thiểu 500 ml dung dịch KOH 3M. Kim loại kiềm là A. Li B. K C. Rb D. Na Đáp án 1. A 2. B 3. B 4. A 5. C 6. C 7. B 8. C 9. B 10. A 11. D 12. A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Đáp án A Câu 2. Đáp án B Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ || FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O. gọi nFe = x mol; nFeCO3 = y mol ⇒ 56x + 116y = 3,4 gam. ∑nkhí = nH2 + nCO2 = x + y = 0,05 mol ⇒ giải x = 0,04 mol; y = 0,01 mol. ⇒ ∑nHCl cần = 2(x + y) = 0,1 mol ⇒ mdung dịch HCl 5% = 0,1 × 36,5 ÷ 0,05 = 73 gam. mhỗn hợp khí = 0,04 × 2 + 0,01 × 44 = 0,52 gam ⇒ BTKL có: m = mdung dịch T = 3,4 + 73 – 0,52 = 75,88 gam. Câu 3. Đáp án B Câu 4. Đáp án A HD • 48,8 gam NH4HCO3 (a mol); NaHCO3 (b mol); Ca(HCO3)2 (c mol) thu được 16,2 gam bã rắn 4 3 3 2 2 o t NH HCO  NH CO  H O 3 2 3 2 2 2 o t NaHCO  Na CO CO  H O 3 2 3 2 2 ( ) o t Ca HCO CaCO CO  H O 3 2 o t CaCO CaO CO mba muối = 79a + 84b + 162c = 48,8
Trang 3 mbã rắn = mNa2CO3 + mCaO = 106 × 0,5b + 56c = 16,2 (1) • 16,2 gam bã rắn + HCl → 0,1 mol CO2 (2) nCO2 = 0,1 mol → nNa2CO3 = 0,5b = 0,1 (3) Từ (1); (2); (3) → a = 0,2 mol; b= 0,2 mol; c = 0,1 mol → mNH4HCO3 = 0,2 × 79 = 15,8 gam 4 3 15,8 % 0,3238 32,38% 48,8 NH HCO    Câu 5. Đáp án C Hấp thụ CO2 với lượng tối thiểu Ba(OH)2 khi: → Ba(HCO3)2   . . 2 : 3 2 3 : 0,15 : 0,3 : 0,6 BT Ba BT C BT e Ba HCO CO Cl      51,15 0,6.35,5 0,3.60 47,85gam. BTKL m     Lưu ý: Nếu tạo thành BaCO3 tỉ lệ Ba:CO2 là 1:1 tức là số mol Ba (Ba(OH)2 bằng số mol CO2). Nếu tạo thành Ba(HCO3)2 tỉ lệ Ba:CO2 là 1:2 tức là số mol Ba(Ba(OH)2) chỉ bằng 1 nửa số mol CO2 nên “tối thiểu là như vậy”. Hoặc viết phương trình ra cân bằng cũng thấy trường hợp tạo muối axit thì Ba(OH)2 là ít hơn. Câu 6. Đáp án C Câu 7. Đáp án B HD 7,2 gam MCO3 + HCl → CO2 + 0,09 mol Ba(OH)2 → 0,08 mol BaCO3↓ • CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O(*) BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (**) Có 2 TH xảy ra: chỉ xảy ra pư (*) hoặc xảy ra cả 2 pư. Để MM lớn nhất thì MX lớn nhất ⇔ nCO2 nhỏ nhất ⇒ chỉ xảy ra pư (*). nCO2 = n↓ = 0,08 mol. • ACO3 + 2HCl → ACl2 + CO2 + H2O nACO3 = nCO2 = 0,08 mol → MACO3 = 7,2 : 0,08 = 90 → MA = 30 → Mg và Ca (24 < 20 < 40) Câu 8. Đáp án C ở phản ứng thứ nhất, ta có: 2 4 2 2 X  H SO  c.ranB  muoikhanX  H O CO  Áp dụng bảo toàn khối lượng + tăng giảm khối lượng ( tỉ lệ H2SO4: H2CO3 = 1 : 1 ) ta có: 115,3 0,2 (98 62) 12 110,5 mB mX        gam Chú ý ở phản ứng 2 là nung chất X nhé, không phải hh ban đầu. tiếp tục dùng bảo toàn khối lượng ta sẽ có: 0 2 t cran X cranZ CO 2 110,5 0,5 44 8,85 mZ mY mCO        gam Câu 9. Đáp án B Giải: ► E → muối clorua tương đương với 1CO3 ⇄ 2Cl ||⇒ tăng giảm khối lượng:
Trang 4 nCO3 = (5,1 – 4) ÷ (71 – 60) = 0,1 mol. Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nCO2 = 0,1 mol. ► Đặt nXOH = 3nY(OH)2 = 3x mol || Lượng OH– ít nhất để hấp thụ là: nOH – = nCO2 = 0,1 mol = 3x + 2.x ⇒ x = 0,02 mol ⇒ V = 250 ml Câu 10. Đáp án A Giải: Bảo toàn cacbon ta có nR2CO3 + nNaHCO3 = 0,2 mol Lại có nR2CO3 = nNaHCO3 ⇒ nR2CO3 = nNaHCO3 = 0,1 mol ⇒ 0,1×(2R+60) + 0,1×84 = 18 ⇔ R = 18 ⇒ R là NH4 ⇒ Chất rắn chính là Na2CO3 || 9 gam X có chứa 0,05 mol NaHCO3 ⇔ 2NaHCO3 o t Na2CO3 + CO2 + H2O ⇒ mChất rắn = 0,05 106 2  = 2,65 gam ⇒ Câu 11. Đáp án D Câu 12. Đáp án A Gọi công thức của muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm lần lượt A2CO3 và A2SO3 Khí X gồm CO2 và SO2 , để lượng KOH là tối thiểu thì xảy ra phương trình CO2 + KOH → KHCO3 và SO2 + KOH → KHSO3 Có nX = nKOH = 1,5 mol → nA2CO3 + nA2SO3 = 1,5 mol → M = 131 1,5 = 87,333 > 78 (Li2CO3) → kim loại kiềm là Li

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.