Nội dung text CÂU HỎI ÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.docx
1 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Các câu hỏi trong đây được sưu tầm và không có đáp án) I. Những câu nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? 1. Chế độ chính trị là dân chủ thì hình thức chính thể nhà nước là cộng hòa. 2. Nhà nước muốn thống trị trên phương diện kinh tế thì phải sở hữu tất cả tư liệu sản xuất trong xã hội và duy trì quyền thu thuế. 3. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên có năng lực pháp luật là cá nhân hay tổ chức có thể tham gia vào tất cả quan hệ xã hội. 4. Nếu khuyết đi bộ phận giả định của quy phạm pháp luật, chủ thể sẽ không biết phải xử sự như thế nào trong quan hệ pháp luật. 5. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật sẽ giảm dần theo thời gian. 6. 7. Thuyết thần quyền về nguồn gốc Nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho nhà vua. 8. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được. 9. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước. 10. Nhà nước là hiện tượng vĩnh cửu và bất biến. 11. Yếu tố trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phương Đông. 12. Nghiên cứu bản chất nhà nước nhằm xác định những phương diện, thuộc tính cơ bản quyết định đặc điểm và khuynh hướng phát triển của nhà nước. 13. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc, nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được. 14. Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự quy định bởi các điều kiện khách quan của xã hội. 15. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất bởi tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị.
2 16. Quyền lực chính trị là quan trọng nhất vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. 17. Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm. 18. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước là sự thống trị và cho phép tồn tại duy nhất một hệ tư tưởng trong toàn xã hội. 19. Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước. 20. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu không chỉ của riêng nhà nước. 21. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có nghĩa là mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân với nhau đều được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. 22. Thuế là biểu hiện sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. 23. Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp. 24. Chức năng nhà nước là hoạt động của nhà nước. 25. Chức năng nhà nước xuất hiện một cách hoàn toàn khách quan. 26. Chức năng nhà nước xuất hiện do mong muốn của giai cấp thống trị. 27. Chức năng của các cơ quan nhà nước chính là chức năng của nhà nước. 28. Chức năng nhà nước là sự tập hợp chức năng của các cơ quan nhà nước. 29. Chức năng nhà nước là yếu tố quy định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 30. Hình thức chính thể quân chủ đại nghị chính là hình thức chính thể quân chủ lập hiến. 31. Quyền bầu cử để lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước là biểu hiện của chế độ chính trị dân chủ. 32. Việc áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập ở các nước tư sản là không hoàn toàn giống nhau. 33. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành. 34. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người. 35. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. 36. Trong mọi trường hợp, pháp luật đều lạc hậu hơn so với kinh tế.
3 37. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc. 38. Chỉ pháp luật mới được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. 39. Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. 40. Chỉ có quy phạm pháp luật mới mang tính bắt buộc. 41. Mọi quy phạm xã hội được Nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật. 42. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của chủ thể. 43. Giả định là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật. 44. Khi giả định thay đổi, phạm vi tác động của pháp luật sẽ thay đổi theo. 45. Quy định của quy phạm pháp luật là bộ phận hướng dẫn cách thức xử sự cho các chủ thể có liên quan. 46. Chế tài của quy phạm pháp luật là bộ phận bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. 47. Nếu chủ thể không ở trong hoàn cảnh, điều kiện giả định nêu ra, thì không chịu sự tác động của bộ phận quy định và cũng không thể chịu hậu quả được ghi nhận trong chế tài. 48. Mọi biện pháp chế tài đều được thực hiện trên thực tế. 49. Chế tài là biện pháp duy nhất để đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế. 50. Độ tuổi là căn cứ duy nhất để xác định năng lực hành vi của cá nhân. 51. Người có năng lực pháp luật thì có năng lực hành vi đầy đủ. 52. Người nghiện ma túy thì có năng lực hành vi hạn chế. 53. Người nghiện rượu là người có năng lực hành vi hạn chế. 54. Mọi cá nhân có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật thì đều có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật. 55. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 56. Thực hiện pháp luật gồm hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật của các chủ thể.
4 57. Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật, không nhất thiết phải tuân thủ các giai đoạn áp dụng pháp luật theo một trình tự nhất định. 58. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan tư pháp ban hành. 59. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính bắt buộc. 60. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và đảng phái chính trị. 61. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. 62. Hành vi trái pháp luật là yếu tố bắt buộc pahri có trong mọi vi phạm pháp luật. 63. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. 64. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chỉ do cá nhân thực hiện. 65. Vi phạm pháp luật là hành vi của người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. 66. Người thành niên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 67. Trách nhiệm pháp lý đồng nhất với chế tài của quy phạm pháp luật. 68. Cơ quan có chủ quyền quốc gia thì có quyền tự quyết không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ. 69. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện pháp luạt bằng hình thức áp dụng pháp luật. 70. Khi nhà nước sử dụng quyền lực công cộng đặc biệt của mình thì điều đó chỉ thể hiện cho tính giai cấp của nhà nước. 71. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật này thì không làm chấm dứt quan hệ pháp luật khác. 72. Một trong những biểu hiện của tính quy phạm phổ biến là pháp luật sẽ điều chỉnh những quan hệ cơ bản, phổ biến, điển hình trong xã hội. 73. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia do dân bầu. 74. Trong chế độ cộng hòa lưỡng tính nguyên thủ quốc gia không thể giải tán Nghị viện. 75. Các quốc gia vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh Thủ tướng đều là nhà nước có chính thể cộng hòa hỗn hợp. 76. Nhà nước liên bang là xu hướng phát triển của hình thức cấu trúc nhà nước của xã hội hiện đại, tiến bộ.