Nội dung text Giáo án tin 10.docx
cao Máy tính điện tử trở thành công cụ đáp ứng nhu cầu đó. - Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một ngành khoa học độc lập, với nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mang đặc thù riêng. - Ngành Tin học gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính. GV: Vậy đặc điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội hiện nay là gì? HS: Thảo luận Đặc điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội. Sự phát triển của Tin học HS: Kể tên những ngành trong thực tế có dùng đến sự trợ giúp của Tin học? Hoạt động 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử 2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: * Vai trò: - Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng cải tiến và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. - Ngày nay thì máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi. * Một số tính năng (đặc tính) giúp máy tính trở thành công cụ hiện đại và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta: Tính ưu việt: - Có thể làm việc không mệt mỏi 24/24h. - Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được cải thiện. - Thiết bị có độ tính toán chính xác cao. - Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một không gian hạn chế. - Giá máy tính ngày càng hạ nhờ tiến bộ vượt bậc của của KHKT. - Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành một mạng và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy với nhau. - Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến. GV: Máy tính hiện nay trở nên rất phổ biến. Vậy em đã thấy một chiếc máy tính chưa. HS: Thảo luận Tại sao con người sử dụng máy tính nhiều đến vậy và con người sử dụng nhằm mục đích gì? Hãy nêu những việc con người khó có thể làm được nếu như không có máy tính? GV: Nêu câu hỏi nội dung HS: Thảo luận trình bày cá nhân Những đặc điểm nổi bật của máy tính Cho ví dụ thực tế. GV: Cho HS xem thêm một số ví dụ trên máy. GV: Ví dụ Một đĩa mềm đường kính 8,89cm có thể lưu nội dung một quyển sách dày 400 trang Hoạt động 3: Thuật ngữ Tin học 3. Thuật ngữ tin học: Một số thuật ngữ tin học được sử dụng là: Informatique (Pháp) máy tính Informatics (Châu âu) nt Computer Science (Mỹ) khoa học máy tính. *Khái niệm về Tin học: - Tin học là một ngành khoa học dựa trên máy tính điện tử. GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về tin học. GV: Từ những tìm hiểu trên ta đã có thể rút ra được khái niệm tin học là gì? HS: Đọc khái niệm SGK và trình bày theo ý hiểu. GV: Tóm tắt lại ý chính ghi lên bảng. 3. Hoạt động luyện tập : Cho HS nhắc lại KT: Sự hình thành và phát triển của Tin học. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử. Mục tiêu của ngành Tin học là gì?. 4. Hoạt động vận dụng :
Gv : Trả lời câu hỏi Vì sao tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học Hs : Trả lời Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học bởi vì Tin học là một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. 5. Hoạt động mở rộng : Gv : Trả lời câu hỏi Hãy nêu một Vd mà máy tính không thể thay thế con trong việc xử lý thông tin ? Hs : Trả lời Máy tính không thể trả lời những câu hỏi mang tính chất tích luỹ kiến thức thực tế của con người nhằm tạo ra tri thức mới. - Máy tính không thể nhận biết dạng thông tin mùi vị - Những vấn đề tình cảm, cảm xúc. - Yếu tố “linh cảm” của con người. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ : Trả lời các cẩu hỏi 1, 3, 4/ Trang 6 SGK 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : Trả lời câu hỏi sau Tiết 1 : - Thông tin, Dữ liệu là gì ? Nêu VD về thông tin, dữ liệu ? - Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất ? Để đo thông tin có những đơn vị nào ? - Thông tin có mấy dạng Tiết 2 : - Làm thế nào để mã hóa thông tin trong máy tính ? - Nêu cách biểu diễn thông tin trong máy tính ?
Ngày soạn: 01/09 Tiết 2,3 Tên bài dạy THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (T1,2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết khái niệm thông tin, dữ liệu Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính Biết khái niệm mã hóa thông tin 2. Kỹ năng: Bước đầu mã hóa được số nguyên, xâu kí tự đơn giản thành dãy bit 3. Thái độ: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. 4. Năng lực hướng tới: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, Năng lực tính toán II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC Phương pháp vấn đáp gợi mở, làm việc nhóm, thảo luận. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sbt, giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước Sgk. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 1. Hoạt động khởi động/ Tạo tình huống: - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước về Đặc trưng của máy tính điện tử - Phương pháp/ Kỷ thuật: Hỏi đáp/ Trình bày - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: SGK -Sản phẩm: Học sinh biết các đặc trưng của Máy tính điện tử. a. Kiểm tra bài cũ: -Gv đặt câu hỏi: Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về đặc trưng ưu việt của máy tính? Cho ví dụ về các ứng dụng của tin học và máy tính trong đời sống. -Dự kiến trả lời: +HS nêu các đặc trưng trong SGK +Ví dụ: Giải các bài toán khoa học kỷ thuật, Hỗ trợ việc quản lý, Tự động hóa và điểu khiển, Truyền thông, Soạn thảo và in ấn, lưu trữ, văn phòng, Trí tuệ nhân tạo, Giáo dục, Giải trí b. Đặt vấn đề: Hôm trước các em đã biết Tin học là gì, biết máy tính có những ưu việt gì. Vậy thì thông tin được lưu trữ trong máy như thế nào? Hay đơn vị đo là gì? Ta sẽ qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Mục Tiêu: +Biết khái niệm thông tin và dữ liệu +Biết các đơn vị đo thông tin +Biết các dạng thông tin - Phương pháp/ Kỷ thuật: Phương pháp vấn đáp gợi mở, làm việc nhóm, thảo luận. - Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá, nhóm - Phương Tiện dạy học: SGK, Bảng đen