PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Trong lòng mẹ.doc

ĐỀ 1: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NGỮ VĂN 8 Năm học 2014 – 2015 Thời gian: 120 phút. Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ Văn 8, tập hai). a. Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? b. Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em qua đoạn thơ trên? Đoạn văn sử dụng ít nhất một câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả. Câu 2(6 điểm): THẦN GIÓ VÀ THẦN MẶT TRỜI Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: "Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!" Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia ra. Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lúc càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra. (Theo “Hạt giống tâm hồn”). Hãy trình bày suy nghĩ của em từ câu chuyện trên bằng bài văn ngắn? Câu 3 (10 điểm). Có ý kiến cho rằng: “ Bé Hồng sống trong cay đắng, tủi cực, nhưng trong tâm hồn cậu bé luôn ẩn chứa một tình yêu thương mẹ mãnh liệt”. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? -------- --------- Hết-----------------------
2 HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM. CÂU YÊU CẦU - NỘI DUNG CẦN ĐẠT Câu 1 (4 điểm) . a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm: (0,25 điểm). - Nghệ thuật: + Điệp từ “ta”: (0,25 điểm). + Câu hỏi tu từ kết hợp với điệp từ “đâu những”:..(0,25 điểm). + Nhân hóa: Ta say mồi, ta ngắm, ta đợi, ta chiếm lấy... (0,25 điểm). + Ẩn dụ: Đêm vàng, ánh trăng, chiều lênh láng …(0,25 điểm). Câu cảm thán: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (0,25 điểm). b. Đoạn văn (2,5 điểm): * Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đúng yêu cầu đoạn văn, sử dụng và chỉ ra câu ghép chỉ mối quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả (Nếu, hễ, giá…thì…). * Yêu cầu về kiến thức: (2,0 điểm): - Khẳng định vị trí, khí phách ngang tàng, được làm chủ cuộc sống của một vị chúa tể sơn lâm, tạo sự rắn rỏi, hào hùng. - Sự hoài niện về quá khứ, nhớ tiếc đến quặn thắt nỗi lòng, sự tìm kiếm vào hoang vắng xa xôi như một niềm oán than ngơ ngác của con hổ trước vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ. - Giấc mơ khép lại bằng một tiếng than u uất. Đây cũng là nỗi lòng, là tiếng nói yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy, khao khát trở về với cuộc sống tự do. Câu 2 : (6 điểm) - Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Kiểu bài văn nghị luận ngắn, bố cục rõ ràng, mạch lạc. lập luận chặt chẽ, lôgíc. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, chú ý lỗi chính tả… - Yêu cầu về kiến thức: (5 điểm) Nội dung đảm bảo các ý sau: + Tóm tắt câu chuyện: Thần Gió dùng sức mạnh, uy lực của mình đe dọa làm người bộ hành sợ, với sức mạnh ấy có thể kéo chiếc áo rời khỏi người bộ hành, nhưng sức mạnh ấy không thể làm được điều đó. Còn Thần Mặt Trời bằng những tia nắng ấm áp tỏa ra, làm người bộ hành cảm thấy thoải mái, ấm quá mà tự cởi chiếc áo ra khỏi người không cần một sức mạnh nào cả. Cho nêu câu chuyện cho ta bài học ý nghĩa: Tình yêu thương bao giờ cũng mạnh hơn vũ lực. (1 điểm). + Khái niệm: - Tình yêu thương là tình cảm mà chúng ta không thể đo đếm, cảm nhận bằng tay chân. Tình cảm ấy xuất phát từ tâm hồn và cũng chỉ cảm nhận được bằng tâm hồn của mỗi con người. (0.5 điểm). + Vũ lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó, hay một nhóm người, một cộng đồng người. (0,5 điểm). + Tình yêu thương có ý nghĩa, vai trò vô cùng lớn lao. Trước hết, tình yêu thương chính là cầu nối, giúp con người tiến lại gần nhau hơn, cùng sẽ chia, vượt qua cơn hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống (dẫn chứng). (1,0 điểm). + Biểu hiện của tình yêu thương: Sự bao dung, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, …. Không ai biết tình yêu thương có từ bao giờ nhưng tình cảm ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của mỗi con người. (0.5 điểm). + Lên án, phê phán những hành vi vũ lực đối với người khác. (0,5 điểm). + Liên hệ bản thân: Chúng ta cần sống thân thiện, bình đắng, biết yêu thương, tôn trọng người khác…(1 điểm). ( HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm làm rõ ý nghĩa câu chuyện, khuyến khích bài viết sáng tạo, nêu cảm nhận sâu sắc của bản thân từ câu chuyện). Câu 3: (10 điểm) A.Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học. - Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. - Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả. - Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các

4 Câu 1 (4.0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu từng bày tỏ quan niệm của mình như sau: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm Suy nghĩ của em về quan niệm sống này. Câu 2 (6.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Bằng hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. --------Hết------- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: (0.5 điểm) - Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí, lối sống; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ. - Trình bày khoa học, có tính thẩm mĩ, diễn đạt trôi chảy có yếu tố biểu cảm. - Bài viết không mắc các lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu, chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. b. Yêu cầu về kiến thức: ( 3,5 điểm) - Bài làm đảm bảo các ý sau: Phần Nội dung Điểm MB: - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Trích dẫn được quan niệm của Xuân Diệu 0.25 TB: * Giải thích: - Hai câu thơ trên đã thể hiện quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu đó là sống cần khẳng định bản thân mình, khẳng định vai trò và vị trí của mình trước cuộc đời. 0.25 - Sẵn sàng chấp nhận đổi lấy giây phút rực rỡ huy hoàng cho dù đó chỉ là giây phút ngắn ngủi. Nhà thơ không chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, âm thầm như những chiếc bóng. 0.25 *Bàn luận: - Đây là một quan niệm sống tích cực, thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân trước cộng đồng, vì: 0.25 + Sống khẳng định mình thể hiện ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên của mỗi người. 0.25

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.