PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 - ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA.docx

ĐỀ 3 * Thí sinh tham gia dự thi, không được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan. Câu 1. (2,0 điểm). 1. Cho các nguyên tố A, B, X, Y biết:  - Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 17 hạt.  - Hai nguyên tố X, Y ở hai chu kì liên tiếp nhau trong một nhóm A có tổng điện tích hạt nhân là +5,2.10 - 18 Culong. ( biết rằng 1 hạt proton có điện tích là 1,6.10 -19 Culong). Xác định các nguyên tố A, B, X, Y. 2. Trong công thức oxide cao nhất của nguyên tố M (nằm ở nhóm A) oxygen chiếm 72,73% khối lượng . a) Xác định công thức phân tử của oxide trên. b) Cho 0,4958 lít oxide trên (ở đkc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH) 2 thu được 1,82g hỗn hợp 2 muối. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH) 2 đã dùng. Câu 2 (2,0 điểm). Hoà tan hỗn hợp rắn gồm vào lượng nước dư, thu được dung dịch và phần không tan . Sục khí dư vào dung dịch , thu được kết tủa. Dẫn khí dư qua nung nóng thu được chất rắn . Cho tác dụng với dung dịch dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn . Hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch vừa đủ thu được dung dịch . Chia thành 2 phần: Phần 1: Tác dụng với dung dịch dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đồi, thu được chất rắn . Phần 2: Tác dụng với dung dịch trong dung dịch loãng dư. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong và viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu 3. (2,0 điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra cho mỗi thí nghiệm sau: a) Dẫn từ từ đến dư khí SO 2 vào dung dịch KMnO 4 . b) Nhỏ dung dịch H 2 SO 4 đặc vào cốc sứ đựng đường saccharose. c) Cho phân đạm urea (NH 2 ) 2 CO vào dung dịch nước vôi trong. d) Thêm lượng dư dung dịch AgNO 3 vào dung dịch FeCl 2 , lọc kết tủa để ra ánh sáng. 2. Có các muối X, Y, Z chứa các gốc acid khác nhau. Cho biết: X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH)  có khí thoát ra. Y + dung dịch HCl  có khí thoát ra. Y + dung dịch NaOH  có kết tủa. Ở dạng dung dịch: Z + X  có khí thoát ra. Z + Y  có kết tủa và có khí thoát ra. Xác định công thức hóa học của X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa. Câu 4. (2,0 điểm) 1. Cho sơ đồ các phản ứng hóa học dưới đây: Hãy xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn sơ đồ trên và hoàn thành các PTPƯ (1)  (6). Biết trong tình hình dịch bệnh Covid – 19, dung dịch chứa 70% chất Y về thể tích đã được dùng làm nước rửa tay sát khuẩn. H=1 ;C=12 ; N=14 ; O=16 ; F=19 ; Na=23 ; Mg=24 ; Al=27 ; P=31 ; S= 32 ; Cl= 35,5 ; He = 4 ; K=39 ; Ca=40 ; Ba=138 .
2. Cho các chất hữu cơ mạch hở: A, B, D, E đều có phân tử khối bằng 60, thành phần phân tử đều có C, H, O. Biết: - A phản ứng được với kim loại Na và dung dịch Na 2 CO 3 tạo khí CO 2 . - B, D, E phản ứng với Na (tỉ lệ số mol 1 : 1), không phản ứng với dung dịch NaOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn (có giải thích) của các chất A, B, D, E. Câu 5 (2,0 điểm) Vô cơ 1. a) Hãy viết các công thức hóa học và cho biết các loại phân bón sau cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng: Phân urea, phân ammonium chloride, phân ammonium sulfate (SA), phân potassium sulfate, phân potassium chloride, phân ammonium hydrogenphosphate (DAP) b) Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón nông nghiệp Việt Âu có ghi độ dinh dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitrogen; 15,500 kg phosphorus và 33,545 kg potassium cho 10000 m 2 đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urea (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tính diện tích đất trồng được bón phân nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên. Cho rằng mỗi m 2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau. 2. Hòa tan 3,2 gam oxit M 2 O n trong một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô cạn từ từ và làm lạnh dung dịch thu được 7,868 gam tinh thể muối X với hiệu suất 70%. Xác định CTPT và phần trăm khối lượng lưu huỳnh trong tinh thể muối X đó. Câu 6 (2,0 điểm). 1. Axit tactric có trong thành phần của quả nho có công thức phân tử là C 4 H 6 O 6 , công thức cấu tạo của axit này có tính đối xứng cao. Biết rằng 15 gam axit trên phản ứng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 0,2M. Mặt khác cũng lượng axit trên phản ứng hết với 9,2 gam Na. Xác định công thức cấu tạo của axit tatric. 2. Trong phản ứng hóa học, đại lượng enthalpy (H) đặc trưng cho nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng với quy ước: H < 0: phản ứng tỏa nhiệt, H > 0: phản ứng thu nhiệt. Hầu hết các phản ứng cháy nhiên liệu đều tỏa nhiệt rất mạnh. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane (C 3 H 8 ) và butane (C 4 H 10 ) với tỉ lệ mol 1:2. Xác định nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 25 0 C hay 298K và áp suất 1 bar). Cho biết các phản ứng: C 3 H 8 (g) + 5O 2 (g)  3CO 2 (g) + 4H 2 O (l) 2982220orHkJ C 4 H 10 (g) + 13 2 O 2 (g)  4CO 2 (g) + 5H 2 O (l) 2982874o rHkJ Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). a) Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg? b) Giá gas là 440.000 đồng/bình 12 kg thì mỗi tháng hộ gia đình trên dùng hết bao nhiêu tiền gas (giả sử 1 tháng có 30 ngày) c) Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt của quá trình đốt gas tỏa ra đều dùng để làm nóng nước với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 70%, hãy tính thể tích khí gas (ở điều kiện chuẩn) cần phải đốt để làm nóng 2 lít nước từ o25C tới o100C. Biết để làm nóng 1 mol nước thêm o1C cần một nhiệt lượng là 75,4 J; khối lượng riêng của nước là 1 gam/ml; ở điều kiện chuẩn 1mol khí có thể tích 24,79 lít. Câu 7 (2,0 điểm). 1. Cho dung dịch chứa 7,77 gam muối carbonate của kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 gam muối sulfate trung hòa của kim loại N hóa trị II, thu được 6,99 gam kết tủa. Hãy xác định công thức hóa học của hai muối ban đầu. 2. Khi nung nóng, các muối ngậm nước sẽ mất dần khối lượng khi tăng nhiệt độ. Sự giảm khối lượng muối Al(NO 3 ) 3 .9H 2 O theo nhiệt độ được biểu diễn bởi giản đồ sau:
Biết rằng, khi nâng nhiệt độ, H 2 O tách ra trước, sau đó đến phản ứng nhiệt phân muối khan. Tại nhiệt độ 210°C, phần rắn còn lại (chứa ba nguyên tố) chiếm 30% theo khối lượng so với ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng của oxi có trong phần chất rắn tại 210°C. Câu 8 (2,0 điểm). Hữu cơ 1. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần xác định hàm lượng ethanol bằng K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường acid. Khi đó Cr +6 bị khử thành Cr +3 , ethanol (C 2 H 5 OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH 3 CHO). a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K 2 Cr 2 O 6 0,01M. Người lái xe đó có vi phạm luật không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K 2 Cr 2 O 7 . 2. Oxi hóa 9,2 gam ethanol (rượu etylic) nguyên chất bằng khí oxi (điều kiện thích hợp), thu được hỗn hợp M. Cho toàn bộ hỗn hợp M tác dụng với Na dư, thu được 3,92 lít (đktc) khí H 2 . a) Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa ethanol, cho rằng quá trình oxi hóa ethanol đều tạo ra acid hữu cơ. b) Ở một thí nghiệm khác, cùng hỗn hợp M được cho tác dụng với NaOH dư, dung dịch thu được sau phản ứng được cô cạn, trộn thêm CaO rồi nung chất rắn, được khí N. Từ N có thể điều chế ra polymer P là thành phần chính của cao su buna. Hãy chọn các chất trung gian và vẽ sơ đồ từ N đến P, có ghi rõ điều kiện (khoảng nhiệt độ và chất xúc tác gì - nếu có) để thực hiện phản ứng đạt hiệu quả. Câu 9 (2,0 điểm). Đồ thị, biểu bảng, thí nghiệm 1. Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí Z trong phòng thí nghiệm: a) Hãy cho biết khí Z có thể hoặc không thể là khí nào trong số các chất khí sau đây: CO 2 , Cl 2 , CH 4 , H 2 ? Giải thích. b) Lựa chọn cặp chất X và Y phù hợp để điều chế khí Z (đã chọn ở a). Viết phương trình hóa học minh họa. c) Ngoài cách thu khí Z (đã chọn ở a) như trên, có thể thu bằng phương pháp đẩy không khí được không? Nếu được hãy mô tả cách thu khí bằng hình vẽ. 2. Nung một khoáng chất A có trong tự nhiên (sau khi loại bỏ các tạp chất) chỉ thu được chất rắn là MgO. Phản ứng của 9,32 gam A với 100 ml dung dịch HCl 2,5 M, tạo thành 1,792 lít khí CO 2 (đktc), dung dịch B chỉ chứa một muối và HCl dư. Lượng HCl dư này phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2,5 M. Xác định công thức phân tử của chất A và viết các phương trình hóa học. Tính % khối lượng chất rắn thu được so với khối lượng chất rắn A trước khi nung. Câu 10 (2,0 điểm). Hóa học thực tiễn 1. Cây xanh có vai trò rất lớn với sự sống trên Trái đất. Cây xanh cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO 2 , giải phóng khi O 2 , làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường,… Xenlulozơ được tạo ra trong cây xanh bắt đầu từ quá trình quang hợp theo sơ đồ: (1) 6CO 2 + 6H 2 O → C 6 H 12 O 6 (glucozơ) + 6O 2 (2) nC 6 H 12 O 6 → (C 6 H 10 O 5 )n (xenlulozơ) + nH 2 O
Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thân cây, cành cây được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ, sản xuất giấy,… a) Một khu đồi có diện tích 1000 m 2 trồng cây keo với mật độ 10 m 2 /cây, trung bình mỗi cây khai thác được 243 kg gỗ (chứa 50% xenlulozơ về khối lượng). Ứng với quá trình tạo ra lượng xenlulozơ ở khu đồi keo trên, cây đã hấp thụ bao nhiêu m 3 khí CO 2 và giải phóng bao nhiêu m 3 khí O 2 ở điều kiện thường? Biết 1 mol khí ở điều kiện thường chiếm thể tích 24,4 lít. b) Toàn bộ lượng gỗ thu được trên khu đồi keo ở ý (1) đem chế biến và sản xuất thành vở học sinh (loại 96 trang, không tính bìa, kích thước mỗi trang là 210 mm x 297 mm) theo sơ đồ: Gỗ → Bột gỗ → Bột giấy → Giấy → Vở học sinh Biết: giấy chứa 80% bột gỗ, khối lượng bột gỗ trong giấy bằng 60% so với khối lượng gỗ banđầu, định lượng giấy là 60 g/m2. Số quyển vở tối đa thu được là bao nhiêu? 2. Cho m gam HCHC no, mạch hở X (phân tử chứa các nhóm -OH, -COO-, COOH, -CH 2 -, không có nhóm chức khác). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 12,6 gam H 2 O. Xác định CTCT của X, Y và tính khối lượng Y thu được. - Hết - (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:……………..

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.