Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 23 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 23 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết: = 3,14; T (K) = t ( 0 C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); N A = 6,02.10 23 hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình bên mô tả sơ cấu tạo bộ cảm ứng (pickup) trong ghita điện để tạo ra âm thanh. Bộ cảm ứng gồm một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu được đặt gần mỗi dây đàn guitar bằng kim loại có thể nhiễm từ. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên lí hoạt động của bộ cảm ứng? A. Khi gảy đàn, đoạn dây gần nam châm điện bị nhiễm từ dao động và tạo ra sự biến thiên từ thông qua cuộn dây. B. Trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng khi gảy đàn. Tín hiệu điện được đưa đến bộ khuếch đại và loa tạo ra sóng âm. C. Nam châm vĩnh cửu có vai trò góp phần làm tăng suất điện động cảm ứng gấp nhiều lần. D. Bộ cảm ứng trong ghita điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 2. Hình bên mô tả cấu tạo của loa điện động và đồ thị điện áp – thời gian của một nguồn. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên lí hoạt động của loa điện động? A. Khi cho dòng điện không đổi vào hai điểm nối tín hiệu thì loa chỉ phát ra âm với một tần số không đổi. B. Loa điện động hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm vĩnh cửu sẽ dao động làm cho màng loa dao động với tần số âm. D. Nếu nối hai điểm nối tín hiệu điện vào loa với điện áp có đồ thị như hình trên thì tần số âm do loa phát ra xấp xỉ bằng 13 333 Hz. Câu 3. Một vật có khối lượng 1,5 kg trượt không vận tốc ban đầu tử đỉnh xuống chân một mặt phẳng dài 20 m, nghiêng 30 so với mặt phẳng nằm ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 5 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng và môi trường. Độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình chuyển động trên bằng A. 131,25 J. B. 18,75 J. C. 150 J. D. 112,5 J.