Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 8 (đề số 1).docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 8. KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP VÀ PHỨC CHẤT 1 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: Kết nối tri thức với cuộc sống CHƯƠNG VIII. KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP – PHỨC CHẤT (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 8 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là A. liên kết cho – nhận. B. liên kết ion. C. Tương tác van der Waals. D. Liên kết hydrogen. Câu 2. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao, được dùng chế tạo hợp kim không gỉ hoặc siêu cứng? A. Cu. B. Cr. C. Ni. D. Fe. Câu 3. Các trạng thái số oxi hóa thường gặp của Fe là A. +2, +3, +7 B. +2, +4, +7. C. +2, +3. D. +3, +6. Câu 4. Các kim loại chuyển tiếp thường có A. khối lượng riêng lớn, cứng và dễ nóng chảy. B. khối lượng riêng lớn, mềm và khó nóng chảy. C. khối lượng riêng nhỏ, cứng và khó nóng chảy. D. khối lượng riêng lớn, cứng và khó nóng chảy. Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng cháy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA. B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu. D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà. Câu 6. Để kiểm tra sự có mặt của cation Cu 2+ hoặc Fe 3+ trong dung dịch người ta tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho khoảng 2-3 giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch CuSO 4 1M Thí nghiệm 2: Cho khoảng 2-3 giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch FeCl 3 1M Nhận xét nào sau đây sai ? A. Ở cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa cùng màu. B. Ở thí nghiệm thứ nhất xuất hiện kết tủa màu xanh lam. C. Ở thí nghiệm thứ hai xuất hiện kết tủa màu trắng. D. Có thể thay thế dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH. Câu 7. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đặc điểm chung nào sau đây về cấu hình electron? A. Đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm Ar (Z = 18). B. Đều có phân lớp 3d bão hòa electron. C. Đều có 2 electron trên phân lớp 4s. D. Đều có số electron hóa trị nhỏ hơn 6. Câu 8. Khi cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium,...sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm. Một số thuốc như trientine, pennicillamine tạo phức chelate với kim loại nặng từ máu và giúp loại ra khỏi cơ thể. Thông tin nêu trên là ứng dụng của phức chất trong lĩnh vực A. hóa học phân tích. B. y học. C. công nghiệp. D. thực phẩm. Mã đề thi: 081
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 8. KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP VÀ PHỨC CHẤT 3 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: Kết nối tri thức với cuộc sống C. Muối CuSO 4 khan màu trắng khi tan vào nước tạo thành dung dịch có màu xanh do tạo thành phức chất aqua [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ . D. Phức chất của kim loại chuyển tiếp đều có màu. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin một số nguyên tố trong bảng sau: Nguyên tố Cấu hình electron Nhiệt độ nóng chảy Độ cứng (Kim cương = 10) Cr [Ar] 3d 5 4s 1 1907 °C 8,5 Fe [Ar] 3d 6 4s 2 1535 °C 4 Cu [Ar] 3d 10 4s 1 1084 °C 3 a. Các kim loại Cr, Fe, Cu có số electron hóa trị lần lượt là 6, 8, 11. b. Các kim loại trên đều có nhiệt độ nóng chảy cao. c. Ba nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. d. Cr là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại nên có ứng dụng chế tạo hợp kim siêu cứng để sản xuất vòng bi, mũi khoan… Câu 2. Tiến hành thí nghiệm chuẩn độ xác định hàm lượng iron (II) sulfate bằng dung dịch thuốc tím. Bước 1: Dùng pipette lấy 5,0 mL dung dịch FeSO 4 cho vào bình tam giác; thêm tiếp khoảng 5 mL dung dịch H 2 SO 4 10% (lấy bằng ống đong). Bước 2: Cho dung dịch KMnO 4 0,02 M vào burette, điều chỉnh thể tích dung dịch trong burette về mức 0. Bước 3: Mở khoá burette, nhỏ từng giọt dung dịch KMnO 4 xuống bình tam giác, lắc đều. a. Ban đầu dung dịch trong bình tam giác xuất hiện màu hồng rồi mất màu. b. Chuẩn độ đến khi phản ứng được 1 - 2 phút thì dừng chuẩn độ. c. Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch KMnO 4 đã dùng là 10 mL thì nồng độ dung dịch FeSO 4 là 0,1M. d. Có thể ứng dụng thí nghiệm này để xác định hàm lượng phần trăm khối lượng nguyên tố sắt dưới dạng Fe 2+ trong một mẫu nước sinh hoạt. Câu 3. Khi cho dung dịch sodium chloride bão hòa đến dư vào dung dịch copper(II) sulfate loãng, chỉ thấy dấu hiệu nhạt màu, không thấy dấu hiệu dung dịch chuyển sang màu khác. Tương tự, nếu tiến hành thí nghiệm cho dung dịch hydrochloric acid vào dung dịch copper(II) sulfate cũng giúp tìm hiểu khả năng phản ứng giữa chúng. a. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách cho từ từ đến dư dung dịch hydrochloric acid loãng vào dung dịch copper(II) sulfate đặc. b. Chỉ có nguyên tố kim loại chuyển tiếp mới tạo được phức chất aqua. c. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ không phụ thuộc vào nồng độ của anion Cl - trong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid. d. Dung dịch phản ứng chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Câu 4. Trong thành phần của một loại phèn sắt có muối Fe 2 (SO 4 ) 3 và một loại phèn nhôm có muối Al 2 (SO 4 ) 3 . Kí hiệu chung của hai muối sulfate trên là M 2 (SO 4 ) 3 . Khi hoà tan hoàn toàn phèn sắt hoặc phèn nhôm vào nước có một số quá trình quan trọng sau: M 2 (SO 4 ) 3 (aq) → 2M 3+ (aq) + 3SO 4 2- (aq) (1) M 3+ (aq) + 6H 2 O(l) → [M(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) (2) [M(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) + mH 2 O(l) [M(OH) m (OH 2 ) 6 - m ] (3 - m)+ (aq hoặc s) + mH 3 O + (aq) (3) a. Phức chất [M(OH 2 ) 6 ] 3+ có dạng hình học vuông phẳng. b. Phức chất không tan, sinh ra ở quá trình (3), ứng với m = 2. c. Sau khi dùng phèn chua thì pH của nước sẽ giảm so với ban đầu. d. Một ứng dụng của phèn chua trong lọc nước là tác nhân để kết dính các hạt lơ lửng trong nước bị đục, loại bỏ tạp chất, giúp làm trong nước.