PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 20- TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐÂT - SỬ DỤNG LA BÀN.pdf

1 HÓA 11 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này các em có thể: • Biết được cấu tạo và cách hoạt động của máy phát điện xoay chiều. • Phân biệt được các thiết bị là máy phát điện xoay chiều trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực hóa học - Học và tiếp thu, giải quyết được các bài tập vấn đề trong SGK. - Dựa vào kiến thức, làm được các bài tập vận dụng và bài tập củng cố sau bài học. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
2 HÓA 11 2. Bảng để học sinh tham gia trò chơi. 3. Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP 1 – NHÓM:... Câu 1. Quan sát hình 34.1 và 34.2 hãy nêu lên những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện này và nêu lên chỗ giống nhau và khác nhau của chúng. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... Câu 2. Giải thích vì sao khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện. ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: GV giúp HS ôn lại kiến thức bài học trước thông qua trò chơi, tránh gây nhàm chán, đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài mới qua hình ảnh thực tế, giúp HS dễ tiếp thu bài học và có hứng thú hơn. b) Nội dung:
3 HÓA 11 - GV tiến hành trò chơi “Ô chữ bí mật” Luật chơi: - Chia cả lớp thành 3 đội. - Có tất cả 6 câu hỏi, lần lượt trả lời từng câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ mở ra 2 ô chữ bí mật, riêng câu cuối cùng sẽ mở ra 3 ô chữ. - Khi trả lời hết tất cả các câu hỏi sẽ mở ra một dãy chữ cái, hãy sắp các chữ cái thành một câu có nghĩa. Câu trả lời đúng +10đ Từ khóa đúng +30đ c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi như sau: Câu 1: Dòng điện xoay chiều là: A. dòng điện không đổi. B. dòng điện luân phiên đổi chiều. C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định. Câu 2: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 3: Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều? A. Ắc quy. B. Máy phát điện của bộ góp là hai vành bán khuyên và hai chổi quét.
4 HÓA 11 C. Pin Vôn ta. D. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Câu 4: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây thay đổi như thế nào? A. Luân phiên tăng, giảm. B. Luôn luôn tăng. C. Luôn luôn giảm. D. Luôn luôn không đổi. Câu 5: Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần Câu 6: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều? A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình. B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi. C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín. D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin. Ô chữ bí mật: Điện xoay chiều

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.