Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Xác định thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với thành ngữ “bèo dạt mây trôi” trong câu sau: “số phận của người phụ nữ xưa giống như bèo dạt mây trôi”. A. Ba chìm bảy nổi. B. Vững như thạch bàn. C. Hạnh phúc viên mãn. D. Tan đàn xẻ nghé. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Lần này tôi không về vội, tôi đi lang thang trong khuôn viên ngôi nhà dòng dưới hàng cây bàng xanh thẳm lá. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá. Không gian thật thoáng đãng và thanh bình. Bầu trời rất trong và mây trắng trôi nhởn nhơ. Tôi giật mình tự hỏi, sao tháng ngày qua tôi cuống cuồng hết đi rồi chạy, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng để được gì? Tôi chưa bao giờ chịu dừng lại ngồi xuống bên một tách trà thơm để ngắm nhìn cuộc sống, hay đơn giản hơn để đọc một trang sách.” (Nguyễn Bảo Trung, Vô thường) Qua đoạn trích, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào? A. Sự tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua. B. Sự thanh thản, nhẹ nhõm khi hòa mình vào thiên nhiên. C. Nỗi trăn trở về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị bị lãng quên. D. Cảm giác hối hận khi bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong đời. Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: “Vằng vặc trăng mai ánh nước, Hiu hiu gió trúc ngâm sênh. Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, Mâu Thích Ca nào thửa hữu tình.” (Nguyễn Thị Điểm Bích, Tức cảnh) Xác định thể thơ của đoạn trích?
A. Thất ngôn cổ phong. B. Thất ngôn bát cú. C. Ngũ ngôn bát cú. D. Đường luật biến thể. Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Trong bài Paris ẩm thực, tôi có nhắc đến việc văn hóa ẩm thực của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ Pháp, dễ thấy nhất qua thói quen uống cà phê, có lẽ nhân tiện viết bài này cũng cần bổ sung thêm thói quen dùng bánh mì. Những năm học phổ thông tôi hay chịu khó tìm đọc những tác phẩm không có trong sách giáo khoa, trong đó có truyện Đói của Thạch Lam, mô tả: “Sinh nhìn thấy miếng thịt ướp hồng hào, mỡ trắng và trong như thủy tinh, mấy khoanh giò nạc mịn màng, mấy cái bánh tây vàng đỏ…”, vừa đọc vừa nuốt nước miếng ừng ực. Lúc đó cứ tưởng bánh tây là bánh gì lạ lắm, sau mới biết là tên gọi khác của bánh mì thời thuộc địa.” (Ngô Thị Giáng Uyên, Bánh mì thơm, cà phê đắng) Việc nhắc đến thói quen ăn bánh mì trong đoạn trích không chỉ đơn thuần nói về ẩm thực mà còn nhằm làm nổi bật điều gì? A. Cách người Việt biến đổi các giá trị ngoại lai để phù hợp với đời sống. B. Quá trình giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây trong thời kỳ thuộc địa. C. Tầm quan trọng của ẩm thực trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người Việt. D. Ảnh hưởng của các giá trị văn học trong việc phản ánh đời sống xã hội. Câu 5: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Một kịch bản điển hình như sau: Bạn sáu tuổi, một tối nọ, bạn chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy tiếng bố mẹ cãi nhau ầm ĩ. Bạn sợ hãi, bụng quặn thắt lại. Bạn và đứa em trai, em gái nhỏ nép người ở đầu cầu thang quan sát bố mẹ. Bạn nhìn qua lan can, thấy bố túm tay mẹ, còn mẹ thì cố gắng vùng ra. Mẹ khóc lóc, nhổ nước bọt, rít lên như quái vật. Mặt bạn đỏ bừng, thấy toàn thân nóng ran lên. Khi mẹ thoát khỏi tay bố, mẹ lao vào phòng ăn, đập vỡ một cái bình hoa bằng sứ rất đắt tiền. Bạn thét lên, cầu xin bố mẹ hãy ngừng lại nhưng họ phớt lờ. Mẹ bạn chạy lên cầu thang rồi đập bể cái tivi. Hai đứa em của bạn cố kéo mẹ trốn vào tủ quần áo. Tim bạn đập nhanh, toàn thân run cầm cập.” (Bessel Van Der Kolk, Sang Chấn Tâm Lý) Trong đoạn văn trên, trạng thái nào sau đây không thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của sang chấn tâm lý đối với nhân vật?