Nội dung text BÀI 05. TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC.docx
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC – NAM ĐỊNH VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 GROUP TÀI LIỆU VẬT LÝ B&T CHƯƠNG II. ĐỘNG HỌC BÀI 5. TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC I. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Tốc độ Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động. a. Tốc độ trung bình Người ta thường so sánh quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động. Đại lượng này được gọi là tốc độ trung bình của chuyển động. tb s v t Trong đó: s : quãng đường đi được (km,m , cm) t : thời gian đi hết quãng đường s (giờ, phút, giây...) v tb : tốc độ trung bình trên quãng đường skm/h,m/s, CHÚ Ý Trong hệ SI: Đơn vị của tốc độ là m/s 1 m/s3,6 km/h 1 1 km/h m/s 3,6 b. Tốc độ tức thời Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định (hay tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ). Trên xe ô tô, xe máy có bộ phận hiển thị tốc độ gọi là tốc kế. Giá trị hiển thị trên tốc kế là giá trị tốc độ tức thời tại thời điểm ấy. Khi xe chuyển động với tốc độ tức thời không đổi, ta nói chuyển động của xe là chuyển động đều. 2. Vận tốc Vận tốc ( )v→ là đại lượng vectơ, cho biết hướng và độ lớn. Trong khi đó tốc độ là đại lượng vô hướng, chỉ cho biết độ lớn. a. Vận tốc trung bình Vận tốc trung bình là đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để thực hiện độ dịch chuyển đó. d v t → → Vectơ vận tốc v→ có: Gốc đặt tại vật chuyển động. Hướng là hướng của độ dịch chuyển. Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. CHÚ Ý: Nếu vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng và không đổi chiều thì độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. b. Vận tốc tức thời Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định (hay vận tốc trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ). Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC – NAM ĐỊNH VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 GROUP TÀI LIỆU VẬT LÝ B&T c. Cách xác định vận tốc từ đồ thị: - Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d – t) tại thời điểm đang xét. - Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là độ lớn của độ dốc tiếp tuyến của đồ thị (d-t) tại điểm đó. 4. Tính tương đối của quỹ đạo Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối. 5. Tính tương đối của chuyển động - Một vật có thể xem như đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Vì vậy, chuyển động có tính tương đối. - Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên. - Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên. - Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên. - Vận tốc tương đối là vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động. - Vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. 6. Công thức cộng vận tốc (1): vật chuyển động (2): vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên (3): vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên. 12v→ : vận tốc tương đối, là vận tốc của vật 1 đối với vật 2 23v→ : vận tốc kéo theo, là vận tốc của vật 2 đối với vật 3 13v→ : vận tốc tuyệt đối, là vận tốc của vật 1 đối với vật 3 Công thức cộng vận tốc II. PHÂN LOẠI BÀI TẬP 1. DẠNG 1: BÀI TẬP CỦNG CỐ LÍ THUYẾT Câu 1. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 2. Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển 1d tại thời điểm 1t và độ dịch chuyển 2d tại thời điểm 2.t Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1t đến 2t là: 131223vvv→→→
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC – NAM ĐỊNH VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 GROUP TÀI LIỆU VẬT LÝ B&T A. 12 12 .tbdd v tt B. 21 21 .tbdd v tt C. 12 21 .tbdd v tt D. 12 12 1 . 2tb dd v tt Câu 3. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương, chiều xác định. Câu 4. Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc tức thời và véctơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có A. cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau. B. cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau. C. cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng nhau. D. cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau. Câu 5. Vận tốc tức thời là A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh. B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh. C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động. D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn. Câu 6. Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống: Từ khóa: thời gian; nhanh - chậm; độ biến thiên tọa độ; quãng đường vật đi được; tốc độ tức thời; thẳng không đổi chiều; thương số ; độ lớn của độ dốc; độ dốc. a. Tốc độ là đại lượng đặt trưng cho tính........................................của chuyển động. b. Tốc độ trung bình của vật được xác định bằng thương số giữa................................................. và................................. để vật thực hiện quãng đường đó. c. Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian rất nhỏ là......................................... diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó. d. Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng........................................... giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó. e. Tốc độ trung bình chỉ bằng độ lớn của vận tốc trung bình khi vật chuyển động.......................... f. Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi ……………………của tiếp tuyến với đồ thị (d – t) tại thời điểm đang xét. g. Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là …………….tiếp tuyến của đồ thị (d-t) tại điểm đó. Lời giải: a. nhanh - chậm b. quãng đường vật đi được, thời gian c. tốc độ tức thời d. thương số e. thẳng không đổi chiều f. độ dốc g. độ lớn của độ dốc 2. DẠNG 2: TÌM TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH, VẬN TỐC TRUNG BÌNH 2.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI: * Tốc độ trung bình: 12 12 n tb n SSS v ttt (m/s hay km/h) 1 m/s = 3,6 km/h * Vận tốc trung bình: 21 tb xxd v tt 2.2. BÀI TẬP MINH HỌA
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC – NAM ĐỊNH VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 GROUP TÀI LIỆU VẬT LÝ B&T Bài 1. Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC (Hình 5.2). Biết bạn A đi đoạn đường AB400 m hết 6 phút, đoạn đường BC300 m hết 4 phút. Xác định tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường. Hướng dẫn giải +Quãng đường đi từ nhà đến trường: sABBC400300700 m +Thời gian đi từ nhà đến trường: t6410 phút 600 s +Tốc độ trung bình khi đi từ nhà đến trường: 7007 m/s 6006tb s v t +Độ dịch chuyển từ nhà đến trường: 22 dAC300400500 m Vận tốc trung bình khi đi từ nhà đến trường: 5005 m/s 6006 d v t Bài 2. Một con kiến bò quanh miệng của một cái chén được 1 vòng hết 3 giây. Bán kính của miệng chén là 3 cm . a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của kiến. b)Tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của con kiến ra cm/s. Hướng dẫn giải a) Khi con kiến bò quanh miệng chén 1 vòng thì đi được quãng đường: s chu vi hình tròn 22.36cm. R Vì vị trí đầu và vị trí cuối trùng nhau nên độ dịch chuyển d0 . b) Tốc độ trung bình: 62cm/s 3tb s v t Vận tốc trung bình: 0d v t . Bài 3. Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị. Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25s.