PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1726469941-25_Luận cứ bảo vệ tranh chấp bức tường ranh giới liền kề.docx

LUẬN CỨ BẢO VỆ (V/v: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong vụ án tranh chấp bức tường ranh giới liền kề nhà ở) Kính thưa Hội Đồng xét xử phúc thẩm, Tôi là Luật sư N.Đ.L, thuộc Đoàn Luật sư TP.H, theo yêu cầu của thân chủ tôi là Ông C và Bà T và được sự chấp nhận của Quí Tòa qua giấy chứng nhận số 215/2007/TA-GCN ngày 14/05/2007, hôm nay tại phiên Tòa Phúc thẩm dân sự nầy, tôi xin phép được thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của thân chủ tôi đã được Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận T phán quyết công nhận, trước đơn kháng cáo của phía Bị đơn dân sự. Kính thưa Quí Tòa, Trên cơ sở nội dung đơn kháng cáo, bản án sơ thẩm dân sự và nội dung xét hỏi hôm nay tại Tòa phúc thẩm, tôi xin trình bày các luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ tôi như sau: Thứ nhất: Việc đơn kháng cáo nại ra vai trò trước Tòa sơ thẩm của Bà N, người bán nhà trực tiếp cho thân chủ tôi (là Ông C, Bà T), không phải là nhân chứng mà là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo tôi, đây không phải là vấn đề cốt lõi của vụ tranh chấp, mà vấn đề Bà N tường trình, khai báo có đúng sự thật khách quan hay không. Vì sự thật việc Bà N bán nhà cho vợ chồng ông C từ năm 1991 đến nay đã trên 26 năm, đây chỉ là mối quan hệ mua bán sòng phẳng “tiền trao cháo múc”, và từ đó đến nay 2 bên ở cách xa nhau và cũng không có bất cứ mối quan hệ láng giềng hay làm ăn nào, nên cũng không có lý do, cơ sở gì để nói là Bà N có thể bảo vệ một cách thiên vị cho quyền lợi của Ông C. Nếu suy diễn theo hướng đó, thì Ông H mới là nhân chứng thiên vị cho phía bị đơn (Ông H, Bà C) vì Ông H cùng là đơn vị lính biệt kích, cùng là thương binh của chế độ cũ với Ông H, tình cảm chắc chắn gắn bó hơn. Thực tế, Ông H đã bán nhà từ đầu tháng 04/1974, đến nay đã 33 năm, đã có nhiều thay đổi về thực tế, về xây cất tại đây, mà chính Ông H đã thú nhận với thân chủ tôi là căn nhà ông ta bán ông cũng quên, không còn nhận ra nữa. Như vậy, sự làm chứng của Ông H không đảm bảo thực tế khách quan và mang nặng tính chất đồng đội cũ mà thôi.
Hơn nữa, lời khai của Bà N hoàn toàn phù hợp thực tế quá trình mua bán xuyên suốt từ chủ sở hữu đầu tiên của căn nhà -- T.T.L (từ -- A.T cũ) là Ông H qua vợ chồng ông K, đến bà S, sang bà N và cuối cùng được bán qua thân chủ tôi (ông bà C). Và cho tới nay phần tường tranh chấp vẫn còn nguyên có cả đồng hồ điện, đồng hồ nước mang tên của chủ sở hữu đầu tiên là Ông H và các giấy tờ mua bán chuyển nhượng đều cho thấy căn nhà -- T.T.L có bức tường đó, chứ không phải của nhà – T.T.L. Thứ hai: Chứng cứ gián tiếp từ lời khai của Ông T, tổ trưởng Dân phố -- trong Biên bản hòa giải ngày 17/8/2006 tại UBND Phường 7, Quận T cũng hoàn toàn không phù hợp pháp luật và cả không phù hợp với thực tế nên không có giá trị. Vì thứ nhất, trong danh sách thành phần tham dự buổi hòa giải không có tên ông T, Ông T chỉ là người ngồi nghe bên ngoài tự ý phát biểu hùn vào, nhưng do người chủ trì phiên họp lại có sơ hở về mặt nguyên tắc vào giờ cuối lại đưa Ông T ký tên vào. Hơn nữa, Ông T là đời thứ 3 đến cư trú tại nhà -- T.T.L sau ngày giải phóng 1975, nên hoàn toàn không nắm và không biết được sự thật ban đầu về bức tường tranh chấp, nên lời nói của Ông T, và cả lời khai ông T mang tính chất cảm tính, vì vốn từ lâu có mối mâu thuẫn nho nhỏ, nên không ưa thân chủ tôi trong quan hệ láng giềng. Thứ ba: Trong thực tế khách quan, những thái độ và hành vi của bị đơn suốt từ năm 1987 đến nay (kéo dài đã hơn 20 năm) đã chứng minh rõ ràng phần tường đang tranh chấp (với kích thước 12m30 x 0,1m) là hoàn toàn thuộc sở hữu của nguyên đơn (vợ chồng ông C) vì các lẽ sau: 1. Năm 1987, chị em bà N đục tường, đúc cột bê tông, nâng tường để đổ sàn bê tông ngay trên mãng tường này thì bị đơn (ông H, bà C) không có bất cứ phản ứng nào, mà chỉ yêu cầu làm đường thoát nước riêng không sử dụng chung như cũ mà thôi. Cụ thể qua giấy cam kết gởi UBND quận T và UBND Phường 7 ngày 22/05/2006, bà N đã xác định: “Tường là tường cũ căn nhà của tôi. Năm 1987, tôi và cậu em phá mái xây tiếp tường cũ lên cao và đổi mái sàn bê tông. Nay tôi cam kết và xác nhận 2 bức tường bên dưới mái bê tông căn nhà -- A.T (tức là nhà -- T.T.L hiện nay), P.B, Q. T mà tôi bán cho ông bà C là tường riêng của nhà tôi”. Và qua lời khai nhân chứng tại Tòa sơ thẩm T là: “Khoảng năm 1987 tôi sửa chữa nhà, cho đổ bê tông và sử dụng bờ tường đang có, ông H đã không có ý kiến gì về phần vách tường nhưng chỉ có ý kiến đề nghị là: trước kia nhà -- (tức nhà -- T.T.L) sử dụng chung đường thoát nước với nhà -- (tức nhà -- T.T.L), nay tôi sửa nhà thì làm đường thoát nước riêng và tôi đã làm đường thoát nước riêng”. Như vậy, rõ ràng không thể nói theo luận cứ úp chụp của phía bị đơn là vào thời điểm đó bị đơn không hay biết sự việc đã xãy ra hoặc tưởng rằng nguyên đơn chỉ sử dụng tạm thời.
2. Tiếp đến, từ tháng 9/1993 đến tháng 4/1994, với thời gian dài trên 7 tháng, nguyên đơn (ông bà C) đã đập bỏ toàn bộ dãy tường phía sau (cùng chung một dãy với phần tường tranh chấp), chỉ chừa phần tường phía trước để dự phòng theo qui hoạch giải tỏa mở rộng đường đã có thông báo trước của Nhà nước, để xây mới, xây tường lầu cao, bị đơn (ông bà H) cũng không hề có bất cứ sự phản đối cụ thể, dứt khoát nào. 3. Cuối cùng, vào năm 1998, khi nguyên đơn tiến hành treo bảng hiệu doanh nghiệp của mình ngay trên đầu phần tường tranh chấp này thì bị đơn cũng không thể hiện bất cứ thái độ phản đối nào hoặc bất cứ yêu cầu nào buộc nguyên đơn phải làm cam kết khi sử dụng phần tường này đã liên tục qua thời gian dài (trên 20 năm từ thời chủ cũ sang nhượng là bà N) với ý thức của người chủ sở hữu bức tường. 4. Trong khi đó, mới đây, vào năm 2006, bị đơn lại tiến hành xây một bức tường mới ốp sát phần tường đang tranh chấp để đở cái ô văng của nhà bị đơn. Như vậy, từ lời khai và cam kết của người bán nhà cũ (bà N) đến các thái độ ứng xử và hành vi của bị đơn thụ động hoàn toàn trước quá trình thực hiện quyền chủ sở hữu liên tục 20 năm qua của nguyên đơn đối với phần tường tranh chấp này, cho thấy tính thực tế và tính hệ thống logique chặt chẽ quyền sở hữu phần tường (kích thước 0,1m x 12m30) hoàn toàn thuộc về nguyên đơn không thể chối cãi được và cũng không có bất cứ một chứng cứ, một nhân chứng nào phản bác được sự thật khách quan về quyền chủ sở hữu của nguyên đơn được. Việc bị đơn nại lý lẽ là nguyên đơn sử dụng bức tường từ suốt 1987 đến khi có tranh chấp hiện nay là sử dụng tạm thời, mà không có bất cứ một chứng cứ, văn bản thỏa thuận nào là hoàn toàn không có cơ sở thực tiễn, không logique và hoàn toàn ngụy biện. Vì trong thực tế cuộc sống, không một chủ sở hữu nào lại thụ động để người khác xâm phạm, chiếm dụng quyền sở hữu (nếu thực sự của mình) suốt thời gian dài đó mà không bất cứ hành động hoặc điều kiện bắt buộc nào. Mặt khác, việc bị đơn nại ra trong kháng cáo, là “tờ khai trước bạ” nhà -- T.T.L (của bị đơn) ngày 11/8/1989 không có giá trị pháp lý đối chứng, vì cơ quan thuế không phải là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà đất. Theo tôi, tuy cơ quan thuế không có chức năng trực tiếp quản lý nhà đất, nhưng từ tờ khai của chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất có sự kiểm tra của cơ quan thuế thực địa tại chổ để đóng thuế, lệ phí trước bạ trong thực tế và theo qui định pháp luật cũng là một trong những điều kiện rất quan trọng không thể thiếu để công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở của chủ nhà. Không có một chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nào lại dại dột để cơ quan thuế thu hẹp diện tích sở hữu của mình mà không phản ứng, vì trong thực tế nếu vì động cơ trốn thuế sử dụng đất,
giảm bớt lệ phí trước bạ cũng sẽ hoàn toàn bất lợi và thiệt hại so với trị giá phần sử dụng đất bị giảm bớt, bị mất đi. Rõ ràng, từ diện tích 3,2m x 10m qua kiểm tra của cơ quan thuế đến diện tích tự khai của bị đơn trong “Tờ khai chuyển dịch tài sản nộp lệ phí trước bạ” là 3,2m x 20m và diện tích tự khai phình ra cả 2 chiều để hợp thức hóa vừa qua là 3,60m x 29,50m (chưa kể vách tường xây thêm ốp với số nhà --T.T.L) là không hợp lý, bất thường và thiếu thực tế có lẽ do chiếm dụng đất thêm, mặc dù cơ quan quản lý nhà địa phương đã có sơ sót, thiếu kiểm tra khi cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ. Nhưng qua sự kiện này, một lần nữa cũng chứng minh Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ nhà -- T.T.L của bị đơn là có phần chưa phù hợp, thiếu chính xác do lỗi của cơ quan quản lý nhà đất địa phương, đồng thời cũng chứng minh bị đơn (ông bà H) hoàn toàn không có cơ sở thực tế về quyền sở hữu đối với phần tường tranh chấp hiện nay. Còn về phần bị đơn có nại ra là nguyên đơn (ông bà C) có Xác nhận thỏa thuận phần tường tranh chấp là tường riêng của bị đơn trong đợt kê khai nhà đất toàn thành phố năm 1999 là không đúng sự thật và đã bị nguyên đơn (ông C) bác bỏ hoàn toàn tại phiên Tòa sơ thẩm, vì xác định không phải tự dạng chữ viết của nguyên đơn. Tóm lại, với các chứng cứ đã nêu cùng với thực tế khách quan thực hiện quyền sở hữu liên tục của thân chủ chúng tôi (là nguyên đơn ông bà C) xuyên suốt từ 1987 đến nay, cùng với các luận cứ đã trình bày, căn cứ theo các điều 164 (nay là Điều 158 Bộ Luật Dân sự năm 2015), 165 (nay là Điều 160 Bộ Luật Dân sự năm 2015), 169 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 163 Bộ Luật Dân sự năm 2015), với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, chúng tôi kính kiến nghị Hội Đồng xét xử bác đơn kháng cáo của bị đơn và tuyên y án sơ thẩm Trân trọng kính kiến nghị và kính cảm ơn Quí Tòa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.