PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 46. Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 2) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx


Trang 2/4 – Mã đề 039 Câu 11: X là kim loại có tính cứng lớn nhất trong các kim loại nên được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn (như hình bên). X là kim loại nào sau đây? A. W. B. Cr. C. Os. D. Cs. Câu 12: Những polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên? A. Tơ tằm, tinh bột và cellulose. B. Tơ capron, tinh bột, cellulose. C. Tơ capron, polystyrene, tinh bột và cellulose. D. Tơ capron, polystyrene. Câu 13: Phản ứng của ethylene với HBr tuân theo cơ chế A. thế electrophile. B. cộng electrophile. C. cộng nucleophile. D. thế nucleophile. Câu 14: Cho hợp chất thơm m-HO-C 6 H 4 -CH 2 OH tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm hữu cơ tạo ra là A. m-HO-C 6 H 4 -CH 2 ONa. B. m-NaO-C 6 H 4 -CH 2 OH. C. m-NaO-C 6 H 4 -CH 2 ONa. D. p-NaO-C 6 H 4 -CH 2 OH. Câu 15: Khi thay thế một nguyên tử hydrogen trong ammonia bằng một gốc hydrocarbon ta thu được hợp chất amine bậc mấy? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 16: Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIA. B. chu kì 2, nhóm IIB. C. chu kì 3, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IIIB. Câu 17: Quá trình đốt cháy ethanol diễn ra theo phản ứng: C 2 H 5 OH(l) + 3O 2 (g) → 2CO 2 (g) + 3H 2 O(l) Cho các giá trị năng lượng liên kết sau: E C–C = 347 kJ/mol; E O=O = 496 kJ/mol; E C–O = 336 kJ/mol; E C–H = 410 kJ/mol; E C=O = 805 kJ/mol; E O–H = 465 kJ/mol. Giá trị Δ r của phản ứng trên là A. –1324 kJ. B. 1324 kJ. C. –1671 kJ. D. 1671 kJ. Câu 18: Trong định nghĩa về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị.(1). với các ion.(2). kim loại ở các nút mạng”. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. hoá trị, âm. B. ngoài cùng, dương. C. tự do, dương. D. hoá trị, lưỡng cực. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng zinc blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo các giai đoạn: + Đốt quặng zinc blende: 2ZnS(s) + 3O 2 (g) → 2ZnO(s) + 2SO 2 (g) (1) + Khử zinc oxide ở nhiệt độ cao bằng than cốc: ZnO(s) + C(s) → Zn(g) + CO(g) (2) Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm³.

Trang 4/4 – Mã đề 039 tổng hợp các chất hữu cơ như: ethylene glycol, ethanol, … Sơ đồ dưới đây tổng hợp một số chất hữu cơ từ ethylene. Biết rằng A, B đều là các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng (5) thuộc loại phản ứng trùng ngưng. (b) Hợp chất hữu cơ B là CH 3 CH 2 OH. (c) Tên thay thế của chất A là ethyl chloride. (d) Các phản ứng (1), (3), (4) đều là phản ứng oxi hoá – khử. Có bao nhiêu phát biểu đúng? Câu 25: Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch HCl thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. (2) Sục từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. (3) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 , thu được kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. Trong các thí nghiệm trên, có bao nhiêu thí nghiệm mô tả đúng hiện tượng hóa học xảy ra? Câu 26: Cho các phát biểu sau: (1) Phân tử Valine có 5 nguyên tử C. (2) Có thể dùng nước bromine để phân biệt glucose và fructose. (3) Ứng với CTPT C 3 H 7 O 2 N có 2 đồng phân amino acid. (4) Protein dạng hình cầu như albumin có thể tan trong nước cho dung dịch keo. Liệt kê các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần. Câu 27: Khi con người sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, … (có chứa ethanol), dưới tác dụng của hai loại enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase (ALDH) trong gan, có chuyển hóa như sau: CH 3 CH 2 OH (ADH) → CH 3 CHO (ALDH) → CH 3 COOH Thông thường, khi một người sử dụng đồ uống có cồn, có 10% ethanol được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90% ethanol được hấp thụ, chuyển hóa hết thành acetaldehyde (CH 3 CHO) tại gan nhờ hệ thống enzyme. Nếu một người uống hai lon bia, mỗi lon dung tích 330 mL và nồng độ cồn của bia là 5% thì khối lượng CH 3 CHO sinh ra tại gan là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của C 2 H 5 OH là 0,789 g/mL và nồng độ cồn của bia được tính theo số mL ethanol trong 100 mL bia. (chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng, kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 28: Bộ phận quan trọng nhất của máy tạo nhịp tim là một hệ pin điện hóa lithium – iodine (gồm hai cặp oxi hóa khử Li + /Li và I 2 /2I - ). Hai điện cực được đặt vào tim, phát sinh dòng điện nhỏ kích thích tim đập ổn định. Cho biết: E°Li + /Li = -3,04V; E°I 2 /2I - = +0,54V; nguyên tử khối của Li = 6,9; điện lượng (q) của pin điện hoá được xác định bởi biểu thức: q = It = ne.F. Trong đó: I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian pin hoạt động (giây), F là hằng số Faraday, F = 96485 C/mol, ne là số mol electron trao đổi giữa hai điện cực, 1 năm = 365 ngày. Cho các phát biểu sau: (1) Máy tạo nhịp tim có thể được đặt tạm thời hay đặt một thời gian dài trong cơ thể tùy theo tình trạng sức khỏe và các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân. (2) Khi pin hoạt động lithium đóng vai trò là anode, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa lithium. (3) Sức điện động chuẩn của pin = 3,58V. (4) Nếu pin tạo ra một dòng điện ổn định bằng 2,5.10 -5 (A) thì một pin được chế tạo bởi 0,5 gam lithium có thể hoạt động tối đa trong thời gian 7 năm. Số phát biểu đúng là bao nhiêu? ----------------HẾT---------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.