PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3028. Xuân Phương - Hà Nội (giải).pdf



PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhà máy điều chế khí oxygen và sau đó san sang các bình có dung tích 5000 lít. Khí oxygen được bơm vào các bình ở điều kiện tiêu chuẩn. Sau 30 phút bơm thu được một bình chứa khí ở nhiệt độ 24∘C và áp suất 1,1 atm. Coi quá trình bơm diễn ra đều đặn và liên tục. a) Trong quá trình bơm thể tích khí trong bình tăng dần. b) Khối lượng khí oxygen đã bơm vào bình là 7,3 kg. c) Khối lượng khí bơm vào bình sau mỗi giây là 4 g. (Kết quả làm tròn đến phần nguyên). d) Khối lượng riêng của khí trong bình sau 30 phút bơm là 1,4 kg/m3 . Câu 2: Một bình kín chứa 1 mol nitrogen, áp suất khí là 105 Pa, ở nhiệt độ 27∘C. Biết hằng số khí là R = 8,31 (J/molK); Hằng số Boltzmann k = 1,38.10−23 (J/K). a) Nhiệt độ của khí trong bình là 303∘K. b) Thể tích của bình (làm tròn đến phần mười) bằng 25 lít. c) Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí ở nhiệt độ 27∘C bằng 2,67. 10−21 J. d) Giả sử một lượng khí thoát ra ngoài nên áp suất khí trong bình giảm còn 0, 25.105 Pa, nhiệt độ khí lúc này là 20∘C. Lượng khí đã thoát ra ngoài là 0,2 mol. Câu 3: Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi 22%, cuờng độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là 980 W/m2 , diện tích bộ thu là 20 m2 . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg. K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . a) Hệ thống thu nhiệt nhận được 100 J năng lượng mặt trời thì nội năng của nước tăng thêm 22 J. b) Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là 20 kW. c) Trong 30 phút, năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là 35,28MJ. d) Nếu hệ thống đó làm nóng 40 lít nước thì trong khoảng thời gian 30 phút, nhiệt độ của nước tăng thêm 46, 4 ∘ . Câu 4: Để đo cảm ứng từ trong lòng một nam châm, một bạn học sinh bố trí thí nghiệm như Hình a. Ban đầu, khung dây được giữ cân bằng trên nêm kim loại bằng thanh cách điện. a) Từ trường trong lòng nam châm ở thí nghiệm nêu trên có các đường sức từ song song và cách đều nhau (từ trường đều). b) Khi đóng khóa K, phần khung dây trong lòng nam châm (X) chịu tác dụng của lực từ. Đoạn dây X di chuyển đi lên. c) Khi đóng khóa K, để lấy lại cân bằng cho khung dây, bạn học sinh đó đặt lên trên thanh cách điện một vật nhỏ (Hình b). Biết đoạn dây X dài 5 cm và ampe kế chỉ 1,5A. Vật nhỏ gây ra một mô men có độ lớn 4,8. 10−4Nm. Độ lớn của cảm ứng từ trong lòng nam châm bằng 0,08 T. d) Với cách bố trí thí nghiệm như Hình a, để tăng độ lớn của lực từ tác dụng vào đoạn dây X, bạn học sinh đó tăng điện trở từ biến trở.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.