Nội dung text Đề về truyện - tổng hợp.docx
1 ĐỀ 1. Câu 1 : (4 điểm) Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (Ngữ văn 8, tập 2) tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 2 : (6 điểm) Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. Câu 3: (10 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. —————Hết————- Hướng dẫn chấm CÂU YÊU CẦU-NỘI DUNG CẦN ĐẠT Câu 1 : (4điểm) Nêu được nội dung cơ bản sau: – Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám- 1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. – Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.
3 – Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. – Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”. Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 3.Kết bài: (1 điểm) -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả. – Suy nghĩ của bản thân em… *************************************************************** ĐỀ 2. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) I- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu. Khi con tu hú) a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Câu thơ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó. c. Tâm trạng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ khác nhau như thế nào? II- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: