Nội dung text ĐỀ 5 - TN TỔNG HỢP.Image.Marked.pdf
1 ĐỀ ÔN SỐ 5 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron. (3) Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng với số neutron trong nguyên tử. (4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. Số phát biểu sai là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Tổng số hạt mang điện của nguyên tố X là: A. 26. B. 28. C. 14. D. 13. Câu 3: Hiện tượng thiên nhiên nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc, gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa giông thường có sấm sét. Câu 4: Quá trình sản xuất vôi sống (CaO) từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3) gồm hai công đoạn: - Công đoạn 1: nghiền đá vôi thành nhiều viên nhỏ. - Công đoạn 2: các viên đá vôi nhỏ được cho vào lò nung nóng để thu được vôi sống và thoát ra khí CO2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quá trình sản xuất vôi chỉ xảy ra sự biến đổi hoá học. B. Quá trình xảy ra ở công đoạn 2 là sự biến đổi hoá học. C. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là có khí CO2 D. Phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra là: Đá vôi o t vôi sống + khí carbon dioxide Câu 5: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 6: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3 . Tính trọng lượng của không khí trong phòng. A. 500 N. B. 789,7 N. C. 928,8 N. D. 1000 N. Câu 7: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau: - Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ. - Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng. - Anh: Phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được. Theo em, ý kiến nào đúng A. Sử đúng. B. Sen đúng. C. Anh đúng. D. Cả ba bạn cùng sai. Câu 8: Ta biết công thức tính lực đẩy Archimedes là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?
3 2. Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp (mỗi ống đựng một oxide) như hình vẽ bên. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn tại các ống nghiệm, xác định sản phẩm thu được trong mỗi ống nghiệm. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Hình bên mô tả hệ thống thiết bị dùng điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm. a. Khí H2 được thu bằng phương pháp nào? Đặc điểm của phương pháp thu khí này là gì? b. Xác định các chất A, B tương ứng và viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Trong giờ thực hành làm thí nghiệm nhận biết chất. Cô giáo chuẩn bị cho mỗi nhóm 4 lọ dung dịch kí hiệu A, B, C, D. Mỗi lọ dung dịch chứa một trong những chất tan sau đây: KOH, Ba(OH)2, HCl, Na2SO4. Em hãy xác định chất chứa trong mỗi lọ và viết phương trình phản ứng. Câu 3. (3,0 điểm) 1. Em hãy giải thích: a. Tại sao khí Nitrogen chiếm 78 % thể tích khí quyển mà ta vẫn phải bón đạm (nguyên tố dinh dưỡng chính là Nitrogen) cho cây? Nitrogen có vai trò như thế nào đối với cây trồng? b. Giải thích câu thành ngữ sau: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. Tại sao sau mưa giông lúa (cây cối) lại xanh tốt? 2. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a. Xác định vị trí, công thức hóa học, tên gọi X. b. Tính khối lượng bằng gam của X. Biết rằng lấy 1 12 khối lượng của 1 nguyên tử carbon là 23 1,9926.10 gam làm đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). 3. Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 10,95 gam HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B và 0,35 gam khí hydrogen. Cô cạn dung dịch B thì thu được 13,35 gam hỗn hợp C gồm các muối (các kim loại với chlorine). Tính khối lượng A đã phản ứng. Câu 4: (3,0 điểm) 1. Cho 3,68 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Zn tác dụng hết với 147 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 2,479 lít khí hydrogen (ở đkc). a. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch A.
4 2. Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 mL dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,7437 lít khí thoát ra (ở đkc). a. Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng. b. Xác định công thức của FexOy. Câu 5: (2,0 điểm) 1. Có 3 dung dịch KOH với các nồng độ tương ứng là 3M, 2M, 1M, mỗi dung dịch có thể tích 1 lít. Hãy trộn lẫn các dung dịch này để thu được dung dịch KOH có nồng độ 1,8M và có thể tích lớn nhất. 2. Hãy xác định khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O tách ra khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam dung dịch MgSO4 bão hoà từ 80oC xuống 20oC. Biết độ tan của MgSO4 ở 80oC và 20oC lần lượt là 64,2 và 44,5. Câu 6. (2,0 điểm) 1. Hoà tan hoàn toàn 7,0 gam kim loại R (chưa rõ hoá trị) vào dung dịch Hydrochloric acid. Khi phản ứng kết thúc thu được 3,1 lít khí H2 (ở 1 bar, 250C). a. Xác định kim loại R. b. Lấy toàn bộ lượng khí H2 thu được ở trên cho vào bình kín chứa sẵn 2,975 lít khí oxygen (đkc). Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp. Tính số phân tử nước thu được. 2. Cho 11,7 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí H2 (đkc). Chứng minh hỗn hợp Zn và Mg không tan hết. ----HẾT---- - Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Các phép tính được làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.