Nội dung text BÀI 47. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA. 2K7. DẠY NGÀY 28.9.pdf
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1 [408168]: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại amino acid để cấu tạo nên protein. Đây là bằng chứng A. hóa thạch. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. giải phẫu so sánh. Câu 1. Đáp án C. Câu 2 [408169]: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa? (1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2. Có 3 phát biểu đúng là (3), (4) và (5). → Đáp án A. Cơ quan thoái hóa là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Trong tiến hóa, trước đây, cơ quan này từng giữ 1 vai trò nào đó của sinh vật, xong bây giờ chức năng đó không còn nữa, cơ quan đó cũng theo đó mà thoái hóa ( thường là teo nhỏ lại). Câu 3 [408170]: Cho các cặp cơ quan sau: I. Cánh bướm và cánh chim. II. Vây cá mập và vây cá voi. III. Tuyến nước bọt của chó và tuyến nọc độc của rắn. IV. Chân trước chuột chũi và chân trước dế chũi. Có bao nhiêu cặp cơ quan phản ánh sự tiến hóa phân ly? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Chỉ có 1 cặp cơ quan phù hợp, đó là III. → Đáp án A. Cặp cơ quan phản ánh sự tiến hóa phân ly là các cặp cơ quan tương đồng có nguồn gốc giống nhau nhưng cấu tạo chi tiết và hình thái khác nhau. → III đúng. Còn các cặp còn lại là cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. → I, II và IV sai. Câu 4 [408171]: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Gai xương rồng và lá cây lúa. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nọc độc của bò cạp. D. Cánh chim và cánh bướm. Câu 4. Đáp án A. Cặp cơ quan tương đồng là gai xương rồng và lá cây lúa. Còn các cặp cơ quan còn lại là cơ quan tương tự. BÀI 47 BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Câu 5 [408172]: Chuỗi β – hemoglobin của một số loài trong bộ Linh trưởng đều gồm 146 amino acid nhưng khác biệt nhau một số amino acid, thể hiện ở bảng sau: Các loài trong bộ Linh trưởng Gorilla Vượn Gibbon Khỉ Rhesus Khỉ sóc Số amino acid khác biệt so với người 1 3 8 9 Theo lí thuyết, loài nào ở bảng này có quan hệ họ hàng gần với người nhất? A. Vượn Gibbon. B. Khỉ Rhesus. C. Khỉ sóc. D. Gorilla. Câu 5. Đáp án D. Câu 6 [408173]: Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là A. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hình thái. B. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hóa thạch. C. bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng phân tử. D. bằng chứng di truyền tế bào với bằng chứng phân tử. Câu 6. Đáp án B. Bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau là bằng chứng sinh học phân tử đặc biệt là về DNA. Bằng chứng giúp biết chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là bằng chứng hóa thạch (bằng chứng trực tiếp). Câu 7 [408174]: Có bao nhiêu bằng chứng sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? I. Các amino acid trong chuỗi β -hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. II. Một số xác của voi Mamut bị vùi trong băng tuyết còn nguyên vẹn, các cá thể khác đã bị phân hủy. III. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. IV. Hóa thạch tôm ba lá đặc trưng cho thời kỳ địa chất thuộc kỷ Cambri. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Có 2 phát biểu đúng là II và IV. → Đáp án B. Bằng chứng được xem là tiến hóa trực tiếp là hóa thạch. → II và IV đúng. Các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp. → I và III sai. Câu 8 [408175]: Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng một môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo một hướng. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá của sinh vật theo xu hướng đó? A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.