Nội dung text 1. THAP MUOI_DE TN THPT 2025.docx
N D L SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI ĐỀ THAM KHẢO THI TNTHPT NĂM 2025 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài : 50 phút (Đề có 6 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : Phần I: thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc. Câu 2: Nước ta giáp biển Đông nên có A. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông. C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít. Câu 3. Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất ở nước ta? A. Cổ Loa. B. Thăng Long. C. Phú Xuân. D. Hội An. Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với chất lượng lao động của nước ta? A. Phần lớn lao động có trình độ cao đẳng trở lên. B. Chất lượng lao động ngày càng tăng. C. Lao động nước ta đều chưa qua đào tạo. D. Phần lớn lao động nước ta đã qua đào tạo. Câu 5. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là A. cây lương thực. B. cây rau đậu. C. cây công nghiệp. D. cây ăn quả. Câu 6. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta là A. Ninh Bình. B. Na Dương. C. Phả Lại. D. Uông Bí. Câu 7. Trục đường bộ xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, của phía tây nước ta là A. Đường Hồ Chí Minh. B. Quốc lộ 9. C. Quốc lộ 26. D. Đường 14C. Câu 8: Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thừa Thiên - Huế. B. Quảng Ninh. C. Quảng Nam. D. Thanh Hóa.
Câu 9. Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nổi bật nào sau đây? A. Khai thác khoáng sản. B. Phát triển thủy điện. C. Trồng cây cận nhiệt. D. Phát triển kinh tế biển. Câu 10: Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Hà Nội, Hải Dương. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. Hà Nội, Nam Định. D. Hà Nội, Ninh Bình. Câu 11. Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch biển, đảo là do A. có nhiều vịnh ăn sâu vào đất liền, kín gió, giàu khoáng sản. B. có các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh nổi tiếng, các đảo gần bờ. C. có nhiều ngư trường lớn, nhiều đảo gần bờ. D. vùng biển rộng, ấm, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Câu 12. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây? A. Cao su. B. Cà phê. C. Dừa. D. Chè. Câu 13. Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây A. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi thấp. B. Trong năm có hai mùa mua và khô. C. Đội núi bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều. D. Độ dốc địa hình lớn và mưa nhiều Câu 14. Cho biểu đồ sau: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2015 VÀ 2020 (Nguồn: gso.gov.vn) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên A.Tỷ trọng của kinh tế Nhà nước tăng. B. Tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước giảm. C. Tỷ trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. D. Kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước đều tăng. Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng về ngành nội thương của nước ta hiện nay? A. Có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
B. Phát triển do dựa vào doanh nghiệp Nhà nước. C. Chỉ xuất hiện ở các vùng đồng bằng, ven biển. D. Phụ thuộc chủ yếu từ nguồn vốn của Nhà nước Câu 16. Để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung Bộ, biện pháp quan trọng nhất là A. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. B. phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía tây. C. hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị lớn. D. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với ngư nghiệp. Câu 17. Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng. B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cây lương thực và ăn quả. C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chủ yếu phát triển các cây lương thực. D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chỉ thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Câu 18. Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là A. phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. B. phát triển công tác thủy lợi, chú trọng cải tạo đất. C. chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. D. tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ. Phần II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn Đúng hoặc Sai Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đươc thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới. a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi. b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc. c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới. Câu 2. Cho thông tin sau: Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và con người. Dưới tác động của đường lối Đổi mới cùng những thành tựu nổi bật của cuộc Cách mạng 4.0, ngành dịch vụ nước ta phát triển mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế. a) Dịch vụ nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới. b) Dịch vụ góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững. c) Dịch vụ đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, hỏ trợ các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ. d) Dịch vụ tăng cường thêm sự phân hóa rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương. Câu 3. Cho thông tin sau: Phát triển nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Đồng bằng sông Cửu Long trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển. a) Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng gió và Mặt Trời. (Đúng) b) Phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản góp phần nâng cao giá trị nông sản, tạo hàng hóa, đáp ứng thị trường. c) Các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do có nguồn nguyên liệu dồi dào từ tự nhiên. d) Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khai thác lợi thế về đất đai. Câu 4. Cho biểu đồ: SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ DOANH THU TỪ CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH