Nội dung text Bài 18. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại - GV.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1 I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ KIM LOẠI Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim, nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hoá trị hơn và có độ âm điện nhỏ hơn. Ví dụ 1. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy cho biết: 1. Các nguyên tố khối s, d, f thường là kim loại hay phi kim? 2. Kể tên các kim loại thuộc nhóm IA và IIA. 3. Các nguyên tố kim loại thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Đáp án: 1. Các nguyên tố s, d, f thường là kim loại. 2. Tên các kim loại thuộc nhóm IA: Lithium, sodium, potassium, rubidium, caesium, francium. Tên các kim loại thuộc nhóm IIA: Beryllium, magnesium, calcium, strontium, barium, radium. 3. Các nguyên tố kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Ví dụ 2. Hoàn thành bảng sau: Nguyên tố Cấu hình electron Số e lớp ngoài cùng Vị trí trong BTH Na (Z = 11) Al (Z = 13) K (Z = 19) Ca (Z = 20) Fe (Z = 26) Cu (Z = 29) Đáp án: Nguyên tố Cấu hình electron Số e lớp ngoài cùng Vị trí trong BTH Na (Z = 11) [Ne]3s 1 1 Ô 11, chu kì 3, nhóm IA Al (Z = 13) [Ne]3s 2 3p 1 3 Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA K (Z = 19) [Ar]4s 1 1 Ô 19, chu kì 4, nhóm IA Ca (Z = 20) [Ar]4s 2 2 Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA Fe (Z = 26) [Ar]3d 6 4s 2 2 Ô 26, chu kì 4, nhom VIIIB Cu (Z = 29) [Ar]3d 10 4s 1 1 Ô 29, chu kì 4, nhóm IB Nhận xét: Các nguyên tử kim loại có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2 hoặc 3. Ví dụ 3. So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại thường A. có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều hơn. B. có bán kính của nguyên tử lớn hơn. C. có độ âm điện lớn hơn. D. dễ nhận e trong phản ứng hóa học. II. TINH THỂ KIM LOẠI 1. Tinh thể kim loại:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 2 Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng). Trong tinh thể kim loại, các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hoá trị chuyển động tự do xung quanh. Các kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại Kiểu mạng tinh thể Mạng lập phương tâm khối Mạng lập phương tâm mặt Mạng lục phương chặt khít Cấu trúc Độ đặc khít (%) 68 74 74 Số phố trí 8 12 12 Ví dụ Li, Na, K, Ba… Ca, Sr, Cu… Be, Mg, … 2. Liên kết kim loại: Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng. Hình 18.1. Liên kết kim loại Ví dụ 1. Trong tinh thể kim loại: A. các electron hoá trị và các ion dương kim loại đều chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. B. các electron hoá trị ở các nút mạng và các ion dương kim loại chuyển động tự do. C. các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hoá trị chuyển động tự do xung quanh. D. các electron hoá trị nằm ở giữa các nguyên tử kim loại cạnh nhau. Ví dụ 2. Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hoá trị tự do chuyển động theo một hướng hay theo nhiều hướng? Đáp án: Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hoá trị tự do chuyển động theo nhiều hướng. Ví dụ 3. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do A. các electron tự do chuyển động quanh vị trí cân bằng giữa nguyên tử kim loại và ion dương kim loại ở các nút mạng. B. sự cho và nhận electron giữa các nguyên tử kim loại. C. sự góp chung electron giữa các nguyên tử kim loại. D. lực hút tĩnh điện của ion dương kim loại này với nguyên tử kim loại. Ví dụ 4. Hãy cho biết liên kết kim loại có đặc điểm gì giống và khác với liên kết ion.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 3 Đáp án: Liên kết kim loại Liên kết ion Giống nhau Đều có bản chất là lực hút tĩnh điện. Khác nhau Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 4 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu thí sinh chọn một phương án. 1. Mức độ nhận biết: Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại thường có A. 4 electron ở lớp ngoài cùng. B. 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. C. 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. D. 8 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 2. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . C. 1s 2 2s 3 2p 6 3s 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 7 3s 1 . Câu 3. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s 2 2s 2 2p 6 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . Câu 4. Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Số electron lớp ngoài cùng của Al là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 1 . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 6. Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 7. Vị trí kim loại nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường A. ở đầu nhóm. B. ở cuối nhóm. C. ở đầu chu kì. D. ở cuối chu kì. Câu 8. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố A. khối s, d, f thường là phi kim. B. khối s, d, f thường là kim loại. C. khối s, p thường là kim loại. D. khối s, p thường là phi kim. Câu 9. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm IA. C. chu kì 3, nhóm IA. D. chu kì 4, nhóm VIIA. Câu 10. Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm IIB. C. chu kì 3, nhóm IIA. D. chu kì 2, nhóm IIA. Câu 11. Cấu hình electron của nguyên tử Scandium ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d 1 4s 2 . Trong bảng tuần hoàn nguyên tố Scandium thuộc nhóm A. IIIA. B. IIB. C. IIIB. D. IIA. Câu 12. Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 10 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 4s 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 9 . Câu 13. Vị trí của nguyên tố Titanium (Z = 22) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 4, nhóm IVA. B. chu kì 4, nhóm IIB. C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm IIA. Câu 14. Nguyên tố X có Z = 24. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 4, nhóm IA. B. Chu kì 4, nhóm IB. C. Chu kì 4, nhóm VB. D. Chu kì 4, nhóm VIB. Câu 15. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm A. VIB. B. VIIIB. C. IIA. D. IA. Câu 16. Hợp kim cobalt (Co) được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 7 4s 2 . Số hiệu nguyên tử của cobalt là A. 24. B. 25. C. 27. D. 29. BÀI TẬP TỰ LUYỆN