Nội dung text 51. Sở GDĐT Hà Nội (Lần 1) - Bản 1 [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 2/4 – Mã đề 049 d) Khi bị hạ đường huyết thì nên uống một cốc nước đường ấm. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 14: Kim loại Zn phản ứng được với dung dịch nào trong các dung dịch sau? A. MgCl 2 . B. NaCl. C. CuCl 2 . D. AlCl 3 . Câu 15: Ấm đun nước sau một thời gian sử dụng thường có một lớp cặn bám bên trong ấm (thành phần chính của lớp cặn là CaCO 3 ). Để loại bỏ lớp cặn này có thể sử dụng chất nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Đường mía. C. Rượu uống. D. Muối ăn. Câu 16: Phản ứng chlorine hóa methane khi chiếu sáng xảy ra theo cơ chế gốc gồm ba giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch. Trong đó, giai đoạn phát triển mạch diễn ra như sau: Cl• + CH 4 → HCl + •CH 3 •CH 3 + Cl 2 → CH 3 Cl + Cl• Nhận định nào sau đây không đúng về giai đoạn này? A. Có sự hình thành liên kết H-Cl. B. Có sự hình thành liên kết C-Cl. C. Có sự phân cắt liên kết C-H. D. Có sự hình thành liên kết Cl-Cl. Câu 17: Cho nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau: Chất CH 3 COOCH 3 CH 3 CH 2 CH 2 CH 3 C 2 H 5 OH C 2 H 5 CHO Nhiệt độ sôi (°C) 57,0 -0,5 78,3 49,0 Trong các chất trên, chất nào là chất khí ở điều kiện thường? A. CH 3 COOCH 3 . B. CH 3 CH 2 CH 2 CH 3 . C. C 2 H 5 CHO. D. C 2 H 5 OH. Câu 18: Dưới đáy một chai nhựa có kí hiệu như sau: PP là kí hiệu của polymer nào sau đây? A. Polystyrene. B. Polypropylene. C. Poly(vinyl chloride). D. Polyethylene. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Vàng hồng là một hợp kim quý được sử dụng chủ yếu trong chế tác trang sức. Trên thị trường có các loại vàng hồng 10K, 14K, 18K với thành phần như sau: Vàng hồng 10K 14K 18K %Au 41,7 58,5 75 %Ag 20 21,5 10 %Cu 38,3 20 15 Vàng hồng 10K thường bị xỉn màu nhanh do hàm lượng đồng cao. Một nhóm học sinh khi được giao dự án làm tăng hàm lượng vàng, bạc trong một mảnh hợp kim thu hồi từ chiếc nhẫn vàng hồng 10K đã đề xuất sử dụng phương pháp điện phân để loại đồng ra khỏi mảnh nhẫn, với giả thuyết “Nếu kim loại đồng trong mảnh nhẫn tan hết thì khối lượng mảnh nhẫn không giảm nữa”. Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm học sinh đã làm thí nghiệm như sau: - Cân để xác định khối lượng ban đầu của mảnh nhẫn (1,125 gam) và thanh đồng tinh khiết (2,255 gam). - Nối mảnh nhẫn với một điện cực và thanh đồng tinh khiết với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng vào bình điện phân chứa dung dịch copper(II) sulfate. - Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp. - Sau thời gian điện phân, làm khô, rồi cân để xác định lại khối lượng của mảnh nhẫn và thanh đồng tinh khiết, thấy khối lượng của mảnh nhẫn là 0,515 gam và của thanh đồng là 2,740 gam. Trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể. a. Có một lượng kim loại bị rơi xuống đáy bình điện phân.
Trang 3/4 – Mã đề 049 b. Do mảnh nhẫn có chứa Au và Ag có thế điện cực lớn hơn thế điện cực của Cu nên mảnh nhẫn phải được nối với cực dương, thanh đồng tinh khiết được nối với cực âm của nguồn điện. c. Nồng độ ion Cu 2+ trong dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. d. Với kết quả thí nghiệm như trên thì giả thuyết của nhóm học sinh là sai. Câu 20: Biodiesel (diesel sinh học) là một loại nhiên liệu lỏng, thân thiện hơn với môi trường so với diesel truyền thống. Biodiesel được sản xuất thông qua phản ứng giữa chất béo với các alcohol mạch ngắn (thường là methanol), với xúc tác là kiềm, thu được biodiesel (ester của acid béo) và glycerol. Một nhà máy tái chế dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất biodiesel theo phương trình phản ứng tổng quát sau: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3CH 3 OH (NaOH) → 3RCOOCH 3 + C 3 H 5 (OH) 3 (1) a. Biodiesel có thành phần nguyên tố giống dầu diesel truyền thống. b. Phương pháp trên giúp tận dụng dầu ăn đã qua sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường do dầu ăn thải gây ra. c. Phản ứng (1) là phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm. d. Từ 500 kg một loại dầu ăn đã qua sử dụng có chứa 86% chất béo (phân tử khối trung bình của chất béo là 860 amu), còn lại là tạp chất không có khả năng chuyển hóa thành biodiesel, có thể tạo tối đa 432 kg biodiesel dạng methyl ester với hiệu suất chuyển hóa là 90%. Câu 21: Ammonia có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phương trình phản ứng: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇋ 2NH 3 (g) (*). Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonia vào áp suất và nhiệt độ được thể hiện trong giản đồ sau: a. Phản ứng (*) thực hiện ở nhiệt độ cao nên là phản ứng thu nhiệt (ΔrH > 0). b. Hiệu suất của phản ứng ở 550°C, 300 atm cao hơn hiệu suất ở 500°C, 200 atm. c. Khi tăng áp suất thì cân bằng của phản ứng (*) chuyển dịch theo chiều thuận. d. Ở nhiệt độ 450°C, 250 atm, 2 mol N 2 trộn với 4,5 mol H 2 thu được 1,2 mol NH 3 . Câu 22: Mẻ là một loại gia vị truyền thống tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn của ẩm thực Viện Nam. Người ta thường làm mẻ bằng cách lên men bún hoặc cơm nát để nguội. Quá trình lên men diễn ra nhờ vi khuẩn kị khí, biến tinh bột và đường thành lactic acid. Chính acid này đã tạo nên vị chua của mẻ, sữa chua,…Một học sinh tiến hành thử nghiệm làm ba lọ mẻ theo các cách sau: - Lọ 1: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn nước cơm (là phần nước được chắt ra khi cơm đã sôi), rồi đậy kín. - Lọ 2: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít nước đường glucose, rồi đậy kín. - Lọ 3: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít mẻ, rồi đậy kín. Giả sử các điều kiện thực hiện phản ứng lên men đều giống nhau a. Trong ba lọ đều xảy ra các phản ứng hóa học sau: (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O (enzyme) → nC 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 (enzyme) → 2CH 3 CH(OH)COOH b. Vai trò của nước cơm, nước đường, mẻ có sẵn trong ba lọ đều là xúc tác. c. Thứ tự bắt đâu thu được mẻ lần lượt là lọ 3, lọ 1, lọ 2. d. Nếu không có sẵn mẻ thì ở lọ 3 có thể thay thế mẻ bằng sữa chua không đường. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.