Nội dung text Bản sao của Đề ôn tập logistic.docx
2 Chương 1: Giới thiệu tổng quan logistics điện tử - 1.1 Khái niệm và vai trò của e-logistics Khái niệm: E-logistics được định nghĩa là việc ứng dụng các kỹ thuật và phương pháp của TMĐT để thực hiện hay tiến hành quản trị hậu cần cho một doanh nghiệp. => Toàn bộ hoạt động hậu cần trong TMĐT nhằm tổ chức và hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán trực tuyến được gọi là hoạt động e-logistics. Vai trò của e-logistics: Đối với chuỗi cung ứng tổng thể ● Dòng sản phẩm: Vận chuyển hàng hóa đúng thời gian, đúng số lượng, đúng sản phẩm, đảm bảo không bị hư hỏng. ● Dòng thông tin: Thông tin sản phẩm, xuất hóa đơn, quy trình xử lý đơn hàng ● Dòng thanh toán: Mở cơ chế thuận lợi cho khách hàng Đối với chuỗi giá trị của doanh nghiệp: - Chia ra các hoạt động chính và bổ trợ để mổ xẻ từng hoạt động đó, - mỗi hoạt động mang lại 1 giá trị - sự kết hợp các hoạt động là chuỗi giá trị => nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp Vai trò của thông tin trong hậu cần TMĐT Quyết định dịch vụ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến chi phí sẽ bỏ ra từ đó thiết kế mạng lưới cơ sở hậu cần: - kho bãi đặt ở đâu để vận tải hàng đến KH nhanh nhất; - nếu mạng lưới tốt thì việc quản trị vận chuyển rất thuận lợi, - khi vận chuyển xong cần có sự kết nối với dự trữ hàng hóa. Thông tin đóng vai trò quan trọng giữa 3 yếu tố: mạng lưới, quản trị vận chuyển và dự trữ hàng hóa; thông tin đảm bảo cho các yếu tố trên hoạt động tốt và nhanh chóng. 1.2 Tác động của TMĐT đến hậu cần kinh doanh - Tính thông tin: Mọi thông tin thuận lợi, tiếp cận, chất lượng, linh hoạt, chính xác -Tính tương tác: Giao tiếp đa chiều, khả năng hợp tác - Tính cá nhân hóa: Nắm nhu cầu khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ -Biến động kênh phân phối trong TMĐT: + Truyền thống: Từ nhà máy-> nhà phân phối-> nhà bán sỉ -> nhà bán lẻ-> KH. Tốn kém, không có thông tin + TMĐT: Xây dựng HUB kéo tất cả các nhà phân phối về hoặc là lấy từ nhà máy. Hub đó có mạng lưới kho bãi và sau đó bán cho nhà bán lẻ qua App 1.3 Mô hình quá trình hậu cần TMĐT. - Hậu cần đầu vào: + Mua hàng, dự trữ + kho bãi, bảo quản + quản lý cung ứng SRM + mạng ngoại bộ extranet + Thị trường B2B - Hậu cần đầu ra: + Bán hàng, xử lý đơn hàng + Giao hàng, dịch vụ + Quan hệ kh CRM
+ mạng internet + Thị trường B2B, B2C => Xây dựng hệ thống thông tin liên quan đến hậu cần đầu ra, đầu vào thì phải có sự kết hợp giữa con người, công nghệ, quy trình tổ chức. Trong đó: - Con người: những leader giỏi và có trách nhiệm để vận hành tốt hậu cần đầu ra - Công nghệ: nếu không có công nghệ thì rõ ràng không thể có hệ thống thông tin - Xử lý (Tổ chức): trong DN các quy trình phải chuẩn để xử lý nhanh quy trình hậu cần đầu ra. 1.4 Mô hình hậu cần TMĐT định hướng khách hàng. - Chuỗi cung ứng hướng vào internet: Kết hợp nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà cung cấp hậu cần, nhà bán lẻ, khách hàng thông qua môi trường mạng. Giúp điều chỉnh kịp thời hàng tồn kho, đơn đặt hàng, khả năng sản xuất - Lưu ý: + Tính minh bạch: theo dõi sát dòng sp, kiểm tra tình hình thực hiện đơn hàng, kiểm tra mức doanh thu + Tính gắn bó với khách hàng: Xây dựng và củng cố mối quan hệ kh, tăng xác suất mua lại + Tính hiệu suất: tương quan giữa chi phí và kết quả cao (1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu lợi nhuận), thông qua sự tích hợp với các đối tác + Tính linh hoạt: đầu tư cơ sở hạ tầng, quan hệ đối tác + Tính tối ưu hóa: phân tích, đánh giá đa chiều; tối ưu hóa + Tính hợp tác: sự chia sẻ giữa các thành viên, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, kịp thời 1.5: Các mô hình hoạt động trong e-logistics ● Hậu cần đầu ra: Hậu cần đầu ra trong TMĐT là một bộ phận của Logistics TMĐT bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả. Chức năng lớn nhất của bộ phận này là đảm bảo hàng hóa được cung ứng theo một quá trình chính xác từ khi nhận được đơn đặt hàng đến khi giao xong hàng hóa cho người đặt hàng Ở mô hình trực tuyến này, nhà bán lẻ chỉ là nơi trung gian giới thiệu sản phẩm. NSX đưa thông tin cho nhà bán lẻ -> nhà bán lẻ đưa sản phẩm mẫu cho KH-> NSX giao hàng cho KH ● Quy trình xử lý đơn hàng trong logistics đầu ra: Khách hàng tương tác đặt hàng sau đó hệ thống xử lý đơn hàng sẽ thông báo trạng thái đơn hàng cho KH. Hệ thống bắt đầu xử lý đơn hàng với bên thứ 3, bên thứ 3 sẽ vận chuyển sản phẩm đến cho KH ● Hậu cần đầu vào: Hậu cần đầu vào trong TMĐT gồm quá trình mua hàng từ các nhà cung ứng, các vấn đề liên quan đến đóng gói và bao bì, cũng như dự trữ, lưu kho và bảo quản hàng hóa Đặc điểm: Quản trị mua hàng, Quản trị dự trữ, Nghiệp vụ kho và bao bì sản phẩm Phân biệt hậu cần truyền thống và hậu cần TMĐT Đặc điểm hậu cần truyền thống hậu cần TMĐT Số lượng gửi đi Số lượng lớn Nhỏ Điểm đến Tập kết Đến nhiều nơi, phân tán đến từng cá nhân Loại Nhu cầu Mô hình đẩy - dự báo theo nhu cầu: Mô hình kéo - định hướng theo nhu cầu: khách
dự báo trước khi sản xuất hàng đặt hàng, thấy được nhu cầu mới tiến hành sản xuất Giá trị ship hàng đi Rất lớn, lớn hơn $1000 Rất nhỏ, thường ít hơn $50 Bản chất nhu cầu Ổn định Thời vụ Khách hàng Đối tác (B2B), khách hàng lặp lại (B2C) Khó biết Nhập hàng Ổn định từ nhà sản xuất, thường làm theo kế hoạch Làm theo thời gian thực Kiểm toán Đối tác Chuỗi cung ứng Vận tải Tự làm, thỉnh thoảng thuê ngoài Thuê ngoài, thỉnh thoảng tự làm Kho bãi Tự lo Hoạt động theo cách riêng để hiệu quả về chi phí Phân tích mô hình hoạt động e-logistics 1. Mô hình lưu kho (Fulfillment by X) - Đem sản phẩm của người bán về kho của sàn. Mô hình Lưu kho là giải pháp toàn diện và hoàn hảo giúp Nhà Bán kinh doanh trực tuyến hiệu quả nhất. Tiết kiệm chi phí kho bãi và xử lý đơn hàng của Nhà Bán. Nhà Bán chỉ cần lưu hàng vào kho của sàn, tất cả các bước còn lại sàn sẽ chịu trách nhiệm cho đến khi đơn hàng được bàn giao đến khách hàng. Ưu điểm của mô hình lưu kho: ● Sản phẩm có cơ hội được kích hoạt dịch vụ giao nhanh (ví dụ: TikiNOW) ● Thời gian giao hàng nhanh chóng ● Nhà Bán không phải lo lắng về các chỉ số vận hành ● Sàn lưu kho phụ trách vận hành các khâu xác nhận đơn hàng, chuẩn bị hàng hóa và quản lý tồn kho. ● Tỷ lệ ra đơn hàng cao, tỷ lệ hủy đơn hàng thấp .Mô hình qua kho (On Demand Fulfillment) Hàng hóa được lưu ở kho Nhà Bán Khi có đơn hàng, Nhà Bán xác nhận đơn trên hệ thống, chuẩn bị hàng hóa, đóng gói hàng hóa theo chuẩn nhập kho của đơn vị cung cấp dịch vụ ODF (Tiki). Bàn giao hàng hóa cho đơn vị cung cấp dịch vụ ODF (Tiki): - Tiki sẽ đến kho Nhà Bán lấy hàng - Nhà Bán mang sản phẩm qua kho Tiki để gửi. Mô hình này cũng được rất nhiều ông lớn trong ngày thương mại điện tử ứng dụng như Amazon, Alibaba,… và tại Việt Nam là Tiki. Mô hình này sẽ tạo ra một chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh từ việc quản lý tồn kho, tạo đơn hàng, đóng gói, bàn giao cho đơn vị vận chuyển đến khi đơn hàng được hoàn tất.
Hàng hóa nằm ở người bán, kh đặt qua sàn, sàn có trung tâm xử lý nhận đơn đặt hàng và yêu cầu nhà bán chuyển hàng đến cho kho và kho lo vấn đề hậu cần. Mô hình nhà bán tự vận hành (seller delivery) Nhà Bán chịu trách nhiệm từ quản lý hàng hóa tại kho, đến xử lý đơn hàng bao gồm đóng gói, xuất kho, giao hàng đến khi hàng hóa được giao thành công. Trong mô hình người bán tự vận hành này, sàn (Tiki) chỉ đóng vai trò là dịch vụ đăng tải thông tin, tư vấn khách hàng trước và sau khi bán hàng, đảm nhiệm việc thanh toán và đổi trả sản phẩm. Mô hình này chỉ áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa giá trị cao, đặc thù (xe máy, ô tô…), hàng hóa cồng kềnh (giường, tủ, nệm,…), hàng hóa công nghiệp cần đo đạc, lắp ráp (điều hòa công nghiệp, quạt công nghiệp,…), hàng hóa yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt (hoa, thực phẩm,…). Mô hình bán hàng đa kênh (Multi Channel Fulfillment) - Nhà Bán bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như Mạng xã hội – các kênh cộng đồng như Facebook, Zalo,..; qua Website riêng của doanh nghiệp, qua Sàn thương mại điện tử,... và sau đó khi khách hàng tiến hành đặt hàng thì những giao dịch đó được đưa về hệ thống của sàn (Tiki) 1.7 Tổng quan về logistics - Economic Impacts of Logistics/ Tác động kinh tế của Logistics + Tác động kinh tế vĩ mô: Hậu cần đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi logistics phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và giao dịch quốc tế diễn ra dễ dàng hơn, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất ra quốc tế, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển. + Tiện ích kinh tế ● Tiện ích sở hữu: đề cập đến giá trị hoặc tính hữu dụng do khách hàng có thể sở hữu một sản phẩm. Tiện ích sở hữu có thể bị ảnh hưởng bởi các điều khoản thanh toán liên quan đến sản phẩm. Ví dụ: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sở hữu bằng cách cho phép Khách hàng có thể mua sản phẩm mà không cần phải xuất trình tiền mặt hoặc số tiền tương đương. ● Tiện ích hình thức/giá trị: Tiện ích hình thức đề cập đến việc một sản phẩm có thể được khách hàng sử dụng và có giá trị đối với khách hàng. ● Tiện ích địa điểm (*): cung cấp sản phẩm ở những nơi khách hàng cần; sản phẩm được chuyển từ điểm có giá trị thấp hơn sang điểm có giá trị lớn hơn. ● Tiện ích thời gian (*): luôn có sẵn sản phẩm khi khách hàng cần. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng các sản phẩm khác nhau có độ nhạy thời gian khác nhau; giao hàng trễ ba ngày đối với các mặt hàng dễ hỏng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn giao hàng trễ ba ngày đối với các mặt hàng không thể phân hủy được. - LOGISTICS: WHAT IT IS Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. TẦM QUAN TRỌNG GIA TĂNG CỦA LOGISTICS + Giảm quy định kinh tế: do chính sách của chính phủ thay đổi rất nhiều nên các công ty phải cắt giảm các giấy phép con để logistic thuận lợi phát triển + Những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng: yêu cầu KH ngày càng cao hơn thì hậu cần phải nâng cao hơn => DN phải giải bài toán Logistic + - Tiến bộ công nghệ: công nghệ dẫn đến hậu cần tốt, đặc biệt trí tuệ nhân tạo