Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 16. MUỐI.docx
CHỦ ĐỀ 16. MUỐI (4 buổi) A. LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM - Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc ion 4NH (ammonium) liên kết với một hay nhiều gốc acid . - VD: NaCl, CuSO 4 , Na 2 CO 3 , CaCO 3 , NaNO 3 , NH 4 Cl... II. Công thức hoá học: M x A y Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại hoặc 4NH . - A : là gốc acid. (Bao gồm gốc acid không có oxi như: Cl, S, Br.., và gốc acid có oxi như: =SO 3 , =CO 3 , =SO 4 , ≡PO 4 , 3334NO, HCO, HSO, HSO ....) VD : Na 2 CO 3, NaHCO 3 . III. PHÂN LOẠI - 2 loại: * Muối trung hoà: Là muối mà gốc acid không có nguyên tử hydrogen có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. - VD : CuSO 4 , Na 2 CO 3 , CaCO 3 , NaNO 3 ... * Muối acid: Là muối mà trong đó gốc acid còn nguyên tử hydrogen chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. - VD: NaHCO 3 , NaHSO 4 , Ca(HCO 3 ) 2 ... IV. TÍNH TAN CỦA MUỐI 1. Tính tan trong nước của muối. - Những muối Sodium (Na), Potassium (K) đều tan. - Những muối nitrate (−NO 3 ), muối acid đều tan. - Phần lớn các muối chloride, sulfate tan được. Nhưng phần lớn các muối carbonate không tan. Bảng: Tính tan của một số muối trong nước Nhóm hydroxide Gốc acid Hydrogen và các kim loại H I K I Na I Ag I Mg II Ca II Ba II Zn II Hg II Pb II Cu II Fe II Fe III Al III −OH t t - k t t k - k k k k k −Cl t/b t t k t t t t t t t t t t −NO 3 t/b t t t t t t t t t t t t t −CH 3 COO t/b t t t t t t t t t t t - i =S t/b t t k - t t k k k k k - - =SO 3 t/b t t k k k k k k k k k - - =SO 4 t/kb t t i t i k t - k t t t t =CO 3 t/b t t k k k k k - k k k - - =SiO 3 k/k b t t - k k k k - k - k k k ≡PO 4 t/kb t t k k k k k k k k k k k - Ghi chú:
+ (t): tan trong nước + (k): Không tan nước + (i): ít tan trong nước + (-): Hợp chất không tồn tại. + (t/b): tan, bay hơi + (t/kb): tan, không bay hơi + (k/kb): không tan, không bay hơi 2. Tính tan của muối của Sulfide (M 2 Sy) - Loại 1: Muối sulfide tan trong nước: Na 2 S, K 2 S, (NH 4 ) 2 S, BaS . . . - Loại 2: Muối sulfide không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H 2 SO 4 loãng: FeS, ZnS, MnS . . - Loại 3: Muối sulfide không tan trong nước, không tan trong HCl, H 2 SO 4 : CuS, PbS, Ag 2 S. - Loại 4: Muối sulfide không tồn tại trong nước: MgS, Al 2 S 3 . . . - Lưu ý: Muối sulfide không tồn tại trong nước nhưng vẫn có thể tồn tại ở các trạng thái khác như rắn hoặc hơi (khí). V. TÊN GỌI Bảng. Tên gọi muối của một số acid Acid Gốc acid Tên gốc muối Ví dụ Hydrochloric acid (HCl) −Cl chloride Sodium chloride: NaCl Hydrosulfuric acid (H 2 S) =S Sulfide Sodium sulfide: Na 2 S Sulfuric acid (H 2 SO 4 ) =SO 4 sulfate Cu (II) sulfate: CuSO 4 Phosphoric acid (H 3 PO 4 ) ≡PO 4 phosphate Potassium phosphate: K 3 PO 4 Carbonic acid (H 2 CO 3 ) =CO 3 carbonate Calcium carbonate: CaCO 3 Nitric acid (HNO 3 ) −NO 3 nitrate Magnesium nitrate: Mg(NO 3 ) 2 → Tên muối : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc acid. a. Tên gọi của muối không có oxygen Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên phi kim + ide. Ví dụ: NaCl Sodium chloride CaS Calcium sulfide FeS: Iron (II) sulfide KBr: Potassium bromide b. Tên gọi của muối có oxygen - Muối nhiều oxygen: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên phi kim + ate. Ví Dụ: - Na 2 SO 4 : Sodium sulfate. - Fe(NO 3 ) 3 : Iron (III) nitrate - CaCO 3 : Calcium carbonate. - KHSO 4 : Potassium hydrogen sulfate - Muối ít oxygen: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên phi kim + ite. Ví dụ: - CaSO 3 : Calcium sulfite - KHSO 3 : Potassium hydrogen sulfite - NaNO 2 : Sodium nitrite.
VI. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI - Đa số muối trung hòa không làm đổi màu chất chỉ thị như quỳ tím hoặc phenolphtalein. - Một số muối trung hòa của kim loại kiềm tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh như: Na 2 CO 3 , Na 2 S, K 2 S, K 2 CO 3, NaHCO 3 , KHCO 3 …(Kim loại Na, K và các gốc acid yếu: CO 3 , SO 3 , HCO 3 , HSO 3 , S…) * Giải thích: Do kim loại tạo muối là kim loại có tính khử mạnh (hoạt động hóa học mạnh) liên kết với gốc axít yếu nên làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh. - Một số muối làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ như NaHSO 4 , KHSO 4 . 1. Tác dụng với kim loại → muối mới + kim loại mới - Điều kiện: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. - Ví dụ: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu↓ Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag↓ Cu + FeSO 4 → không xảy ra 2. Tác dụng với acid → muối mới + acid mới * Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước - Ví dụ: BaCl 2 + H 2 SO 4 → 2HCl + BaSO 4 ↓(kết tủa trắng) CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O 3. Tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới * Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước - Ví dụ: AgNO 3 + NaCl → NaNO 3 + AgCl↓(kết tủa trắng) NaHSO 4 + Na 2 CO 3 → Na 2 SO 4 + CO 2 + H 2 O 4. Tác dụng với dung dịch base → muối mới + base mới * Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước - Ví dụ: Na 2 CO 3 + Ba(OH) 2 → 2NaOH + BaCO 3 ↓ NH 4 Cl + NaOH → NH 3 + NaCl + H 2 O 5. Phản ứng phân hủy muối - Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO 3 , KMnO 4 , CaCO 3 ,… - Ví dụ: 2KClO 3 ot 2KCl + 3O 2 CaCO 3 ot CaO + CO 2 KNO 3 ot KNO 2 + O 2 6. Phản ứng trao đổi trong dung dịch 1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. AB + CD AD + CB 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. - Ví dụ: CuSO 4 + 2NaOH → Na 2 SO 4 + Cu(OH) 2 ↓ K 2 SO 4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra. - Chú ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. - Ví dụ: H 2 SO 4 + 2NaOH → Na 2 SO 4 + 2H 2 O * Bài tập vận dụng:
Bài 1: Hãy phân loại, gọi tên các muối sau: FeCl 2 , FeCl 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NaBr, CaCO 3 , CuS, FeS, Al 4 C 3 , KNO 3 , BaSO 3 , BaSO 4 , Ca(HCO 3 ) 2 , KHCO 3 , NaHSO 4 , Ba(H 2 PO 4 ) 2 Muối Phân loại Tên gọi Tính tan Trung hòa Muối acid Tan trong nước Không tan trong nước FeCl 2 Iron (II) chloride FeCl 3 Iron (III) chloride Al 2 (SO 4 ) 3 Aluminium sulfate NaBr Sodium bromide CaCO 3 Calcium carbonate CuS Copper (II) sulfide FeS Iron (II) sulfide Al 4 C 3 Aluminium carbide KNO 3 Potassium nitrate BaSO 3 Barium sulfite Ca(HCO 3 ) 2 Calcium hydrogen carbonate KHCO 3 Potassium hydrogen carbonate NaHSO 4 Sodium hydrogen sulfate Ba(H 2 PO 4 ) 2 Barium dihydrogen phosphate B. BÀI TẬP I. PHÂN DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Viết phương trình hóa học Bài 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có): a) NaCl + AgNO 3 . b) KCl + HNO 3 . c) Fe + CuCl 2 . d) BaCl 2 + H 2 SO 4 . e) Mg(OH) 2 + Na 2 CO 3 . f) BaCO 3 + HCl. g) Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 . h) NH 4 Cl + Ba(OH) 2 . Hướng dẫn giải (a) NaCl + AgNO 3 NaNO 3 + AgCl (b) KCl + HNO 3 Không phản ứng (c) Fe + CuCl 2 FeCl 2 + Cu (d) BaCl 2 + H 2 SO 4 BaSO 4 + 2HCl (e) Mg(OH) 2 + Na 2 CO 3 Không phản ứng (f) BaCO 3 + 2HCl BaCl 2 + H 2 O + CO 2 (g) Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + H 2 O + SO 2 (h) 2NH 4 Cl + Ba(OH) 2 BaCl 2 + 2NH 3 + 2H 2 O Bài 2. Hoàn thành bảng sau: Nếu phản ứng thì ghi hiện tượng, không phản ứng thì đánh dấu “x”. Viết phương trình hóa học Na 2 CO 3 KCl Na 2 SO 4 NaNO 3 Pb(NO 3 ) 2 BaCl 2 Hướng dẫn giải Na 2 CO 3 KCl Na 2 SO 4 NaNO 3 Pb(NO 3 ) 2 Kết tủa trắng x Kết tủa trắng x