Nội dung text HSG VẬT LÍ 12-THPT CHÍ LINH.pdf
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHÍ LINH (Đề thi gồm 6 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: VẬT LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài: 150 phút PHẦN I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN Câu 1. Một sóng truyền theo phương ngang AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Sau thời điểm này T 2 (T là chu kì dao động sóng) thì điểm N đang A. đi xuống. B. lên. C. nằm yên. D. có tốc độ cực đại. Câu 2. Trong thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng được thực hiện với sóng âm (cộng hưởng âm) phát ra từ một âm thoa đặt phía trên một ống cộng hưởng AC trong suốt, bằng nhựa dài 120 cm. Chiều cao BC của cột chất lỏng trong ống có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm. Điều chỉnh để tần số của âm bằng 340 Hz. Cho biết chiều cao tối đa của cột chất lỏng BC để có sóng dừng trong ống AB là 95 cm. Tốc độ của sóng âm truyền trong cột không khí AB bằng A.170 m/s. B. 340 m/s. C. 320 m/s. D. 220 m/s. Câu 3. Tia UVB là bức xạ thuộc vùng tử ngoại có hại cho người vì có thể gây ung thư da. Trong chân không, tia UVB có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,28 m đến 0,32 m. Lấy c = 3.108 m/s. Tia UVB có tần số nằm trong khoảng A. từ 1,05.1014 Hz đến 9,33.1014 Hz. B. từ 9,33.1014 Hz đến 1,06.1015 Hz. C. từ 9,38.1014 Hz đến 1,07.1015 Hz. D. từ 1,07.1014 Hz đến 1,05.1015 Hz. Câu 4. Một vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 36600 km so với một đài phát hình trên mặt đất, nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính 6400 km. Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết tốc độ truyền sóng c = 3.108 m/s. Khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến Trái Đất bằng A.0,14 s. B. 0,28 s. C. 0,26 s. D. 0,12 s. Câu 5. Trong thí nghiệm giao thoa sóng từ 2 nguốn A và B có phương trình A B u u 5cos10 t = = p (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Một điểm N trên mặt nước với AN – BN = – 10 cm nằm trên đường cực đại hay cực tiểu thứ mấy kể từ đường trung trực AB ? A. cực tiểu thứ 3 về phía A. B. cực tiểu thứ 4 về phía A. C. cực tiểu thứ 4 về phía B. D. cực đại thứ 4 về phía A. Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân i. Nếu khoảng cách giữa hai khe còn một nửa và khoảng cách từ hai khe đến màn gấp đôi so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn A. tăng lên hai lần. B. tăng lên bốn lần. C. không đổi. D. giảm đi bốn lần. Câu 7. Trong bài thực hành đo bước sóng ánh sáng do một laze phát ra bằng thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, một học sinh xác định được các kết quả: khoảng cách giữa hai khe là 1,00 ± 0,01 (mm), khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn là 100 ± 1 (cm) và khoảng vân trên màn là 0,50 ± 0,01 (mm). Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng A. 0,60 ± 0,02 (μm). B. 0,50 ± 0,02 (μm). C. 0,60 ± 0,01 (μm). D. 0,50 ± 0,01 (μm). Câu 8. Hai điện tích bằng nhau +Q nằm cách nhau một khoảng 2 cm trong không khí. Nếu một trong hai điện tích được thay thế bằng –Q thì so với trường hợp đầu, cường độ của lực tương tác trong trường hợp sau so với trường hợp đầu sẽ A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng nhau. D. bằng không. Câu 9. Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10 cm và ON = 5 cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng. A B C
A. VM < VN < 0. B. VN < VM < 0. C. VM > VN. D. VN > VM > 0. Câu 10. Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 5,625E và 0,9E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là A. 4,5E. B. 2,25E. C. 2,5E. D. 3,6E. Câu 11. Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế 100 V. Một hạt bụi mịn có điện tích 19 q , . C 3 2 10- = + lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng A. 17 6,4.10 J - . B. 17 3,2.10 J - . C. 17 1,6.10 J - . D.0. Câu 12. Tụ điện có điện dung C1 khi được tích điện với hiệu điện thế U thì có có điện tích Q1 = 2 mC. Tụ điện có điện dung C2 khi được tích điện với hiệu điện thế 2U thì có có điện tích Q2 = 6 mC. Tỉ số 2 1 C C có giá trị là A. 2 1 3 2 C C = . B. 2 1 3 4 C C = . C. 2 1 4 3 C C = . D. 2 1 2 3 C C = . Câu 13. Một dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn có cường độ 2 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn đó. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó là A. 16 C. B. 6 C. C. 32 C. D. 8 C. Câu 14. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A . Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4 V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là A. 0,1 A. B. 0,5 A. C. 0,3 A. D. 0,2 A. Câu 15. Panasonic Alkaline Remote Smart kay là pin kiềm chất lượng cao bền an toàn sử dụng cho các thiết bị micro, đàn ghita điện, đồ chơi. Trên pin có ghi (12 V – 23 A). Công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5C bên trong pin là từ cực âm đến cực dương bằng A. 6 J. B. 5 J. C. 2 J. D. 4 J. Câu 16. Một nguồn điện một chiều có suất điện động 8 V và điện trở trong 1 Ω được nối với điện trở R = 15Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên R là A. 4,00 W. B. 1,00 W. C. 3,75 W. D. 0,25 W. Câu 17. Hai nguồn điện có suất điện động như nhau 2 V và có điện trở trong tương ứng là r1 = 0,4 Ω và r2 = 0,2 Ω được mắc với điện trở R thành mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ. Biết rằng, khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của một trong hai nguồn bằng 0. Giá trị của R là A. 0,2 Ω. B. 0,4 Ω. C. 0,25 Ω. D. 0,15 Ω. Câu 18. Một bình đun nước gồm hai cuộn dây mắc song song, ngoài nấc ngắt điện, còn có ba nấc bật khác. Nấc 1 bật cuộn dây 1, nấc 2 bật cuộn dây 2, nấc 3 bật cả hai cuộn dây. Để đun sôi một lượng nước đầy bình, nếu bật nấc 1 cần thời gian đun 12 phút, nếu bật nấc 2 cần thời gian đun 8 phút, hỏi nếu bật nấc 3 thì cần thời gian đun bao lâu? A. 20 phút. B. 4,8 phút. C. 18 phút. D. 6 phút. Câu 19. Dùng một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W ở điện áp 200 V để đun sôi 3 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 20 0C. Biết hiệu suất của ấm điện 85%, nước có nhiệt dung riêng là 4,19kJ/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Thời gian đun sôi nước có giá trị xấp xĩ là A. 21 phút 07 giây. B. 19 phút 72 giây. C. 23 phút 52 giây. D. 23 phút 09 giây. Câu 20. Gọi D1, D2, D3 và D4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D2 A. Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng. B. Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng. C. Cả hai vật không chứa nhiệt lượng. D. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Câu 22. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 250g nước đá đang ở –50C tăng lên đến 100C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước lần lượt là 2100 J/kgK và 4200J/kgK, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg? A. 96,625 kJ. B. 99,215 kJ. C. 45,713 kJ. D. 15,713 kJ. Câu 23. Lấy 0,01 kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,50C. Nhiệt độ cuối cùng là 400C cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi của nước bằng A. 6 2 . ,3.10 J/kg B. 6 2 . ,5.10 J/kg C. 6 2.10 J/kg. D. 6 2 . ,7.10 J/kg Câu 24. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong một xilanh có khối lượng m = 600g đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông từ trạng thái nghỉ di chuyển 5cm với gia tốc 5m/s2 . Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí A. U = -0,35J. B. U = 1,15J. C. U = 0,35 J. D. U = -0,5 J. PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Để xác định ( gần đúng) khối lượng riêng của một vật nhỏ bằng kim loại với các Dụng cụ gồm: Vật cần xác định khối lượng riêng, lực kế, ca đựng nước có thể nhúng chìm hoàn toàn vật, một số sợi dây nhỏ mềm có thể bỏ qua khối lượng. Coi rằng khối lượng riêng của không khí là D1 và khối lượng riêng của nước là D2 đã biết, gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm là 10m/s2 . Một nhóm học sinh đã tiến hành các thao tác sau: Bước 1:Treo vật vào lực kế, đến khi vật cân bằng, đọc số chỉ lực kế khi vật ở trong không khí được giá trị P1 Bước 2: Làm tương tự bước 1, nhưng nhúng chìm vật trong nước, đọc số chỉ của lực kế khi vật bị nhúng chìm được giá trị P2 Gọi thể tích của vật là V, trọng lượng của vật là P, Lực ác si mét khi vật ngoài không khí là FA1 và khi vật ở trong nước là FA2. Phát biểu Đúng Sai a. Khi vật trong không khí: P1 = P - FA1 = P – 10D1V b. Trọng lượng của vật: P = P1D2―P2D1 D1―D2 c. Khối lượng riêng của vật: D = 1 2 1 2 2 1 P P P D P D V m - - = d. Sai số của phép đo khối lượng riêng là: δD = δP1 +δP2 Câu 2. Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ và nằm yên trong bức tường. Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K). Coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài. Phát biểu Đúng Sai a. Động năng của viên đạn bị giảm khi va chạm với bức tường. b. Khi bị bức tường giữ lại, viên đạn nhận được công 40 J. c. Độ tăng nội năng của viên đạn bằng 40 J. d. Viên đạn nóng thêm 800C. Câu 3. Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ (500 nm < λ < 750 nm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 0,5 m. Trên màn, A, B là cặp vị trí vân sáng đối xứng nhau qua vân trung tâm; AB = 16 mm và C là vị trí vân tối với AC = 3,6 mm. Gọi k và n là bậc và thứ vân giao thoa tại A và C. Phát biểu Đúng Sai a. Tỉ số k n sau khi tối giản sẽ có quy luật lẻ lẻ b. k và n phải là các số chẵn. c. Tỉ số k n―0,5 = 20 11 d. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là λ = 640(nm)
Câu 4. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ: Trong đó nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2 = 30W ; R3 = 7,5 W . Phát biểu Đúng Sai a.Điện trở tương đương của mạch ngoài là 6W b.Hiệu điện thế hai cực của nguồn điện là 5 V c.Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,3 A. d.Cường độ dòng điện chạy qua R3 là 0,8 A. Câu 5. Trên vỏ tụ điện (1) và (2) lần lượt ghi 4700 F 35V - và 3300 F 25V - . Phát biểu Đúng Sai a. Điện dung của tụ 1 là 4700μF khi và chỉ khi hiệu điện thế hai đầu tụ 1 là 35V b. Trong giới hạn hoạt động, tụ 1 có khả năng tích được điện tích lớn hơn tụ 2 khi ở cùng một hiệu điện thế. c. Khi hai tụ mắc nối tiếp, hiệu điện thế tối đa mà bộ tụ điện này còn hoạt động bình thường là 42,6 V d. Khi hai tụ mắc song song, hiệu điện thế tối đa mà bộ tụ điện này còn hoạt động bình thường là 60 V Câu 6. Kết quả tán xạ của hạt êlectron và positron trong máy gia tốc ở năng lượng cao cho ra hai hạt. Để xác định điện tích và khối lượng của hai hạt này người ta cho chúng đi vào hai buồng đo có điện trường đều và cường độ điện trường E như nhau theo phương vuông góc với đường sức. Hình ảnh quỹ đạo trong 1 s ngay sau quá trình tán xạ với cùng tỉ lệ kích thước như hình vẽ. Biết trọng lực tác dụng lên hai hạt không đáng kể so với lực điện trường tác dụng lên hai hạt. Phát biểu Đúng Sai a. Hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương. b. Hai hạt khác nhau về khối lượng c. Hai hạt đều là những hạt không mang điện tích. d. Hạt 1 mang năng lượng dưới dạng sóng, hạt hai mang năng lượng dưới dạng động năng. PHẦN 3: TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ t0 = 200C. Người ta thả vào bình một hòn bi nhôm ở nhiệt độ t = 1000C, sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1= 30,30C. Người ta lại thả hòn bi thứ hai giống hệt hòn bi trên thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2= 42,60C. Xác định nhiệt dung riêng của nhôm. Biết khối lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 1000kg/m3 và 2700kg/m3 , nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. (Kết quả chỉ lấy phần nguyên theo đơn vị chuẩn) R1 R3 R2