Nội dung text Chủ đề 2. Trồng và chăm sóc rừng.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trồng rừng có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp lương thực cho con người. B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. C. Tạo công ăn việc làm cho người lao động. D. Cung cấp thức ăn để phát triển chăn nuôi. Câu 2. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng nào sau đây? A. Giúp điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt. B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. C. Bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu công nghiệp. D. Ngăn chặn sự xâm lấn của nước mặn vào đồng ruộng. Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của trồng rừng? A. Giúp mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và cây đặc sản. B. Cung cấp nơi ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. C. Giúp cung cấp gỗ cho nhu cầu của con người, giúp bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên. D. Cung cấp nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số. Câu 4. Những hoạt động nào sau đây đều là hoạt động chăm sóc rừng? A. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, bón phân, tưới nước. B. Làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu hại, phòng chống cháy rừng, tưới nước. C. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, bón phân, tưới nước, khai thác rừng trồng. D. Làm cỏ, làm hàng rào bảo vệ, tỉa cảnh, bón phân, tưới nước. Câu 5. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của chăm sóc rừng? A. Hạn chế tác hại do cháy rừng gây ra. B. Ngăn chặn gia súc gây hại cây rừng. C. Cung cấp gỗ và các lâm sản khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người và xuất khẩu. D. Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.
Câu 6. Trong hoạt động chăm sóc rừng, các công việc “tia cành, tỉa thưa” nhằm mục đích nào sau đây? A. Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây dại với cây rừng. B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cây dại. C. Tạo không gian thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây rừng. D. Giúp cây rừng nâng cao sức đề kháng, tăng sức khả năng chống chịu sâu, bệnh hại. Câu 7. Công việc nào sau đây giúp giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng? A. Tia cảnh, tỉa thưa. B. Bón phân, tưới nước. C. Làm hàng rào bảo vệ. D. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại. Câu 8. Đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng là nhiệm vụ của hoạt động nào sau đây? A. Chăm sóc rừng. B. Trồng rừng. C. Bảo vệ rừng. D. Khai thác rừng. Câu 9. Sinh trưởng của cây rừng là gì? A. Là sự tăng lên về số lượng cây rừng. B. Là sự tăng lên về mật độ cây rừng. C. Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng. D. Là sự tăng lên về chiều cao của cây rừng. Câu 10. Các đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng? A. Sự tăng trưởng đường kinh, chiều cao và thể tích cây. B. Sự tăng trưởng về chiều cao, số lá, và mật độ của cây rừng. C. Sự tăng trưởng về số hoa, số quả của cây rừng. D. Sự tăng trưởng về năng suất và sản lượng của cây rừng. Câu 11. Dựa vào tốc độ sinh trưởng, cây rừng được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm cây đang sinh trưởng và nhóm cây ngừng sinh trưởng. B. Nhóm cây sinh trưởng nhanh và nhóm cây sinh trưởng chậm. C. Nhóm cây sinh trưởng nhanh, nhóm cây sinh trưởng chậm và nhóm cây ngừng sinh trưởng. D. Nhóm cây sinh trưởng nhanh, nhóm cây sinh trưởng chậm và nhóm cây sinh trưởng trung bình. Câu 12. Phát triển của cây rừng là gì?
A. Là quá trình tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cây. B. Là quá trình tăng trưởng về số lượng của cây trong một chu kì sống. C. Là quá trình biến đổi về hình thái của rễ, thân, lá và cơ quan sinh sản của cây. D. Là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây. Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của cây rừng? A. Sinh trưởng thường diễn ra vào ban ngày, phát triển thường diễn ra vào ban đêm. B. Phát triển diễn ra chủ yếu ở giai đoạn cây còn non. C. Sinh trưởng tích luỹ vật chất làm điều kiện để cây phát triển. D. Phát triển là những biểu hiện cụ thể của quá trình sinh trưởng. Câu 14. Đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự phát triển của cây rừng? A. Sự tăng trưởng đường kính thân cây. B. Sự tăng trưởng về chiều cao của cây. C. Sự ra hoa, đậu quả của cây. D. Sự thay đổi về thể tích của thân cây. Câu 15. Đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng:? A. Sự tích luỹ các hợp chất ở rễ cây. B. Sự tăng trưởng về chiều cao của thân cây. C. Sự ra hoa, đậu quả của cây. D. Sự thay đổi về độ cứng của thân cây. Câu 16. Nên khai thác rừng vào giai đoạn nào sau đây? A. Giai đoạn non. B. Giai đoạn gần thành thục. C. Giai đoạn thành thục. D. Giai đoạn già cỗi. Câu 17. Một trong những đặc điểm của cây rừng ở giai đoạn non là A. chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường. B. đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới, tưới nước. C. ít chịu tác động của sâu, bệnh hại. D. chỉ có sự tăng trưởng về chiều cao, không có sự tăng trưởng về kích thước. Câu 18. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về giai đoạn gần thành thục của cây rừng? A. Sức đề kháng của cây yếu.
B. Chất lượng lâm sản ổn định, năng suất cao. C. Quá trình sinh trưởng của cây diễn ra mạnh. D. Cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa, kết quả. Câu 19. Giai đoạn gần thành thục của cây rừng là? A. giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa lần thứ nhất. B. giai đoạn từ 3 đến 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất. C. giai đoạn cây ngừng sinh trưởng. D. giai đoạn cây chuẩn bị chuyển sang giai đoạn già cỗi. Câu 20. Đa số các loài cây rừng lấy gỗ, giai đoạn thành thục là? A. giai đoạn trước khi cây ra hoa lần thứ nhất. B. giai đoạn từ 3 đến 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất. C. giai đoạn từ 5 đến 10 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất. D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng, phát trát triển. Câu 21. Cây rừng ở giai đoạn thành thục có đặc điểm nào sau đây? A. Sinh trưởng chậm lại, tán cây đã định hình. B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm. C. Cây chuẩn bị bước vào giai đoạn hình thành quả. D. Tính chống chịu của cây kém, mẫn cảm với các điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của cây rừng ở giai đoạn non? A. Khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt. B. Không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc như bón phân, làm cỏ, vun xới. C. Thích ứng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, nắng nóng. D. Tăng nhanh về chiều cao và đường kính thân. Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của cây rừng ở giai đoạn già cỗi? A. Ít bị sâu, bệnh phá hại so với các gia đoạn khác. B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm. C. Thích ứng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, nắng nóng. D. Các quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh. Câu 24. Cây rừng ở giai đoạn già cỗi có biểu hiện nào sau đây? A. Chất lượng hạt tốt nên thường được thu hạt để làm giống. B. Khả năng ra hoa, đậu quả tăng.