PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên Đề 11 - Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.pdf

Tên Chuyên Đề: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Phần A: Lí Thuyết - Phần lí thuyết được soạn chi tiết và có sự liên kết với các bài tập bên dưới. I. Định nghĩa tốc độ phản ứng - Định nghĩa: Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học. Hình. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ theo thời gian Các phản ứng xảy ra với tốc độ khác nhau, có phản ứng xảy ra nhanh, có phản ứng xảy ra chậm. Ví dụ quá trình oxy hóa sắt trong khí quyển là phản ứng chậm – có thể mất vài năm. Phản ứng cháy của cellulose (thành phần chính của gỗ) diễn ra trong vài giây. Ví dụ 1: Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy,...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. Những phản ứng này xảy ra với tốc độ rất nhanh.
Hình 1: Phản ứng đốt cháy than Ví dụ 2: Dây thép, cửa sắt (chứa sắt) sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp. Ta nói rằng, phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn. Hình 2: Sắt gỉ khi để lâu trong không khí II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Phản ứng hóa học muốn xảy ra thì các chất ban đầu phải va chạm với nhau đủ mạnh và đúng hướng Vì vậy nếu số va chạm có hiệu quả tăng sẽ làm tăng tốc độ phản ứng 1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Ví dụ 1: Thí nghiệm: Cho hai thanh Mg khối lượng như nhau tác dụng với dung dịch HCl dư theo hình vẽ dưới đây Ta thấy: Thí nghiệm (a) bọt khí thoát ra nhiều hơn so với ở thí nghiệm (b) → ở (a) Mg tan nhanh hơn; nồng độ HCl giảm đi nhiều hơn ở (b). → Khi tăng nồng độ HCl, tốc độ phản ứng tăng. Nhận xét : Khi tăng nồng độ chất phản ứng → số va chạm hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng. Kết luận : Nồng độ chất phản ứng tăng  va chạm tăng  tốc độ tăng. Hình. Hình minh hoạ chất phản ứng có nồng độ lớn (a) và nồng độ bé (b) Lưu ý : Nồng độ không ảnh hưởng đến phản ứng có chất rắn tham gia. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng Ví dụ 1. Lấy hai cốc nước, một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng, cho đồng thời vào mỗi cốc một viên C sủi.
Ta thấy phản ứng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn.Như vậy khi tăng nhiệt độ của chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng tăng lên. Quan sát hình sau : Hình. Chuyển động của chất phản ứng khi chưa đun nóng (a) và được đun nóng (b) Nhận xét : + Hình (a), khi chưa đun nóng, các phân tử khí chuyển động chậm hơn. + Hình (b), khi đun nóng (tăng nhiệt độ), các phân tử khí chuyển động nhanh hơn → tăng số va chạm hiệu quả → Tốc độ phản ứng tăng. Kết luận : Nhiệt độ càng tăng  va chạm tăng  tốc độ phản ứng tăng. Lưu ý : Nhiệt độ ảnh hưởng đến phản ứng cả 3 dạng trạng thái của các chất tham gia. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của tốc độ phản ứng Khi nhiệt độ tăng lên 10oC, tốc độ của phản ứng thường tăng từ 2 đến 4 lần. Số lần tăng này gọi là hệ số nhiệt độ Van't Hoff (Van-hốp), kí hiệu là  .

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.