Nội dung text Bài 7. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI VÀ DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.doc
Trang 1 CHƯƠNG 2: KIM LOẠI BÀI 7: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI VÀ DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI Mục tiêu Kiến thức + Nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại. + Nêu được dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. + Kể tên được một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng… Kĩ năng + Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại. + Vận dụng được dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không. + Vận dụng tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học của kim loại trong giải bài tập: tính khối lượng kim loại, phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp, toán tăng giảm khối lượng kim loại… I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Tính chất vật lí của kim loại Các kim loại đều có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Các kim loại khác nhau có: khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và tính dẻo, khối lượng riêng (D), nhiệt độ nóng chảy, độ cứng khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất: Ag sau đó đến Cu, Al, Fe… Kim loại dẻo nhất: Au. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất: Li. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Os. Quy ước: D < 5 g/cm 3 : Kim loại nhẹ. D > 5 g/cm 3 : Kim loại nặng. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Hg (t o nc = –39 o C) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất: W (t o nc = 3410 o C). Kim loại mềm nhất: Cs. Kim loại cứng nhất: Cr. 2. Tính chất hoá học a. Tác dụng với phi kim Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại + Oxi Oxit bazơ (trừ Au; Ag; Pt) Ví dụ: ot 2343Fe+2OFeO Tác dụng với phi kim khác: Kim loại + Phi kim ot Muối (Cl 2 ; Br 2 ; S…) Ví dụ: otFe+SFeS b. Tác dụng với axit Kim loại + Axit Muối + Khí hiđro (HCl, H 2 SO 4 loãng) Ví dụ: 2 2Zn+2HClZnCl+H Chú ý: Hầu hết kim loại phản ứng được với H 2 SO 4 đặc , HNO 3 nhưng không giải phóng H 2 . c. Tác dụng với dung dịch muối Kim loại + Muối Muối mới + Kim loại mới Ví dụ: 332Zn+2AgNOZn(NO)+2Ag 3. Dãy hoạt động hoá học của kim loại
Trang 2 K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au Mẹo nhớ: K Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag Au Khi nào may áo giáp sắt phải hỏi cụ anh âu Chú ý: Dãy hoạt động hoá học đầy đủ hơn: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au. Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại: Đi từ trái sang phải mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần. Kim loại đứng trước Mg, phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro. Ví dụ: 222Na+2HO2NaOH+H Kim loại đứng trước (H) phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H 2 SO 4 loãng …) giải phóng khí hiđro. Ví dụ: 222Na+2HO2NaOH+H 22Mg+2HClMgCl+H Kim loại đứng trước (từ sau Mg đến cuối dãy) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Ví dụ: 332Cu+2AgNOCu(NO)+2Ag SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm củng cố lí thuyết về kim loại Ví dụ mẫu Ví dụ 1: Kim loại được rèn, dát mỏng, kéo sợi, tạo nên các đồ vật là nhờ tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính ánh kim. Hướng dẫn giải Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. Chọn C. Ví dụ 2: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau? A. Nhôm (Al). B. Bạc (Ag). C. Đồng (Cu). D. Sắt (Fe). Hướng dẫn giải
Trang 3 Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,… Chọn B. Ví dụ 3: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là: A. Ag, Fe, Zn, Al, Mg, K. B. K, Mg, Al, Zn, Fe, Ag. C. Ag, Al, Zn, Fe, Mg, K. D. K, Mg, Fe, Zn, Al, Ag. Hướng dẫn giải Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Do đó, dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là K, Mg, Al, Zn, Fe, Ag. Chọn B. Ví dụ 4: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng là: A. Na, Al, Cu, Mg. B. K, Na, Al, Ag. C. Na, Fe, Cu, Mg. D. Zn, Mg, Na, Al. Hướng dẫn giải Dãy các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng là: Zn, Mg, Na, Al. Chọn D. Chú ý: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 . Ví dụ 5: Cho các cặp chất sau: (1) Mg + AgCl (3) Al + dd H 2 SO 4 loãng (2) Ag + dd Fe(NO 3 ) 2 (4) CuCl 2 + Fe Các cặp chất phản ứng được với nhau là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (1) và (4). Hướng dẫn giải (1) Không phản ứng vì AgCl là chất không tan, không phải là dung dịch. (2) Không phản ứng vì Ag đứng sau Fe trong dãy hoạt động hoá học nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối. (4) Có phản ứng vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối. (3) Có phản ứng vì Al đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học, nên có phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng. Chọn B. Chú ý: Kim loại đứng trước (trừ Na, K…) đẩy kim loại yếu đứng sau trong dãy hoạt động hoá học ra khỏi dung dịch muối của chúng. Ví dụ 6: Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat là A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Hướng dẫn giải
Trang 4 Cả Cu, Mg, Fe đều đứng trước Ag trong dãy hoạt động hoá học nên đều phản ứng được với AgNO 3 nhưng để tránh phát sinh tạp chất muối mới, dùng chính kim loại tạo nên muối để làm sạch muối. Dùng Cu để làm sạch dung dịch Cu(NO 3 ) 2 có lẫn tạp chất AgNO 3 . Phương trình hoá học: 332Cu2AgNOCu(NO)2Ag Chọn B. Bài tập tự luyện dạng 1 Bài tập cơ bản Câu 1: Vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có tính chất vật lý nào sau đây? A. Dẫn điện. B. Dẫn nhiệt. C. Nhiệt độ nóng chảy cao. D. Tính cứng. Câu 2: Kim loại nào sau đây không dùng làm đồ trang sức? A. Vàng (Au). B. Bạc (Ag). C. Platin (Pt). D. Thuỷ ngân (Hg). Câu 3: Đồng và nhôm thường được dùng làm dây dẫn điện do A. dẫn nhiệt tốt. B. dẫn điện tốt. C. có ánh kim. D. bền. Câu 4: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là A. đồng (Cu). B. nhôm (Al). C. bạc (Ag). D. vàng (Au). Câu 5: Dãy kim loại sắp xếp theo tính dẫn điện giảm dần là: A. Cu, Ag, Al, Zn, Fe. B. Zn, Fe, Al, Cu, Ag. C. Ag, Cu, Al, Fe, Zn. D. Fe, Al, Ag, Cu, Zn. Câu 6: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 để tạo ra kim loại đồng là: A. Zn, Al, Fe, Cu. B. Zn, Al, Fe, Ag. C. Zn, Al, Fe. D. Cu, Fe, Al. Câu 7: Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, kim loại mạnh nhất là A. K. B. Cu. C. Na. D. Au. Câu 8: Có các cặp chất sau: (1) Ag và H 2 SO 4 loãng; (4) Fe và H 2 SO 4 đặc, nguội; (2) Al và HCl; (5) Cu và AgNO 3 ; (3) Zn và MgCl 2 ; (6) Cu và H 2 SO 4 đặc, nóng. Những cặp nào không có phản ứng xảy ra? A. (1), (4), (6). B. (2), (3), (5), (6). C. (1), (3), (4). D. (4), (5), (6). Câu 9: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là: A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. B. K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu. C. Cu, Al, Zn, Fe, Mg, K. D. K, Mg, Fe, Zn, Al, Cu. Câu 10: Dãy kim loại gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, Na. B. Na, Mg, Ag, Zn, Fe, Cu. C. Ba, Al, Zn, Fe, Mg, Na. D. Na, Au, Fe, Zn, Al, Cu. Câu 11: Dãy kim loại gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch FeSO 4 là: A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg. B. Mg, Ag, Zn, Fe, Al. C. Al, Zn, Fe, Mg, K. D. Mg, K, Zn, Al. Câu 12: Phản ứng có thể chứng minh được Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học là A. cho Fe và Cu tác dụng với HNO 3 . B. cho Fe và Cu tác dụng với H 2 SO 4 đặc.