PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. BASE – THANG pH (File GV).pdf

CHUYÊN ĐỀ 2. BASE – THANG pH ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho các chất: NaOH, KCl, HCl, HNO3, Cu(OH)2, Fe(OH)3, MgSO4, H2SO4, KOH, Ba(OH)2, C2H5OH, Mg(OH)2. I. Khái niệm ♦ Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide (OH- ). Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH- . - Công thức tổng quát: B(OH)m (B là kim loại hóa trị m) VD: NaOH → Na+ + OH- ; Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH- II. Phân loại và gọi tên 1. Phân loại Dựa vào tính tan trong nước, base được chia thành 2 loại: + Base tan tốt trong nước (gọi là kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, ... + Base không tan trong nước: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, ... 2. Tên gọi ♦ Tên base = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu nhiều hóa trị) + hydroxide VD: NaOH: Sodium hydroxide; Fe(OH)3: Iron (III) hydroxide; ... III. Tính chất hóa học 1. Đổi màu chất chỉ thị - Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng Qùy tím và phenolphtalein là chất chỉ thị để nhận biết dung dịch base. 2. Tác dụng với acid - TQ: Base + Acid → Muối + H2O VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O IV. Thang pH và ý nghĩa 1. Thang pH là dụng cụ được dùng để biểu thị độ acid hoặc độ base của một dung dịch. 2. Ý nghĩa của pH - Chỉ số pH là một trong những yếu tố có liên quan đến sức khỏe con người và môi trường. Dịch cơ thể Nước bọt Dạ dày Máu Nước tiểu pH 6,0 – 7,4 1,5 – 3,5 7,35 – 7,45 4,8 – 7,0 - Khi chỉ số pH nằm ngoài khoảng cho phép là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí. - Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH 5,6. Mưa acid có thể làm thay đổi môi trường nước trong tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của động, thực vật.   KIẾN THỨC CẦN NHỚ
(a) Cho biết trong các chất trên, chất nào là base tan? Chất nào là base không tan? (b) Gọi tên các base trên. Hướng dẫn giải Base tan Tên gọi Base không tan Tên gọi NaOH Sodium hydroxide Cu(OH)2 Copper(II) hydroxide KOH Potassium hydroxide Fe(OH)3 Iron(III) hydroxide Ba(OH)2 Barium hydroxide Mg(OH)2 Magnesium hydroxide Câu 2. [CD - SBT] Viết các sơ đồ tạo thành ion OH– trong các dung dịch: KOH, LiOH và Ba(OH)2. Hướng dẫn giải KOH K+ + OH – LiOH Li+ + OH – Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH – Câu 3. [CD - SBT] Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4. Hướng dẫn giải NaOH + HCl  NaCl + H2O Mg(OH)2 + 2HCl  MgCl2 + 2H2O Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + 2H2O 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O Câu 4. [CD - SBT] Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hoá học: HCl, NaOH, H2SO4, KCl, NaNO3, MgSO4, H2O, KOH, HNO3, Mg(OH)2. Hãy viết ba phương trình hoá học từ các chất trên. Hướng dẫn giải (1) HCl + KOH KCl + H2O (2) NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O (3) H2SO4 + Mg(OH)2 MgSO4 + 2H2O Câu 5. [KNTT - SBT] Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl (dụng cụ, hóa chất có đủ) Hướng dẫn giải Nhận biết trên lượng nhỏ các chất với quỳ tím. - Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là HCl. - Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là NaOH. - Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là NaCl. Câu 6. [CD - SBT] Nước ép táo có pH = 3,0 còn nước ép từ cà rốt có pH = 5,0. Trong hai loại nước ép trên, loại nào có độ acid mạnh hơn? Hướng dẫn giải Nước ép táo có độ acid lớn hơn Câu 7. [CD - SGK] Hình vẽ sau đây giới thiệu các giá trị pH của một số sản phẩm hàng ngày:
Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau: (a) Giữa sữa và nước ép cà chua, loại nào có tính acid mạnh hơn? (b) Giữa xà phòng và dung dịch làm sạch bồn rửa, loại nào có tính base mạnh hơn? (c) Sản phẩm nào trung tính (không có tính acid hay tính base)? (d) Sản phẩm nào có tính acid mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên? (e) Sản phẩm nào có tính base mạnh nhất được hiển thị trên thang pH ở trên? Hướng dẫn giải (a) Nước ép cà chua có tính acid mạnh hơn do có pH nhỏ hơn. (b) Dung dịch làm sạch bồn rửa có tính base mạnh hơn do pH lớn hơn. (c) Nước trung tính do có pH = 7. (d) Pin có tính acid mạnh nhất do pH nhỏ nhất. (e) Dung dịch làm sạch bồn rửa có tính base mạnh nhất do pH lớn nhất. Câu 8. [KNTT - SBT] pH của một số chất như sau: Chất Dịch dạ dày Nước chanh Nước soda Nước cà chua Nước táo Sữa Nước tinh khiết Huyền phù Al(OH)3 pH 1 2 3 4 5 6 7 9 Dựa vào bảng pH trên hãy giải thích: (a) Tại sao đối với những người bị viêm dạ dày, khi đói, nếu uống nước hoa quả (chanh, táo, ...) hoặc nước soda thì sẽ thấy bụng đau, khó chịu? (b) Người bị viêm dạ dày khi đói sẽ rất đau vì dịch dạ dày tiết ra làm đau chỗ loét. Tại sao dùng thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau? Hướng dẫn giải (a) Khi đói, dịch vị dạ dày sẽ tiết ra. Trong dịch vị dạ dày có acid HCl (môi trường acid). Người bị viêm dạ dày nếu uống nước hoa quả hoặc soda (có môi trường acid) sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm dạ dày dẫn đến bụng đau hoặc khó chịu. (b) Vì khi dùng thuốc chứa Al(OH)3, Al(OH)3 trong thuốc phản ứng với acid HCl có trong dịch vị dạ dày làm giảm nồng độ HCl  giảm đau chỗ loét. PTHH: Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O Câu 9. [CD - SBT] Bạn An cho nước ép chanh vào ba cốc với lượng như nhau, sau đó cho 50 mL dung dịch NaCl 1% vào cốc thứ nhất, 50 mL nước vào cốc thứ hai và 50 mL dung dịch saccharose (đường ăn) 5% vào cốc thứ 3. Khi nếm thử nước ở ba cốc, bạn An thấy cốc thứ ba ít chua nhất, cốc thứ 2 chua nhất. Từ đó, bạn An kết luận: Đường ăn và muối ăn (NaCl) đã làm giảm lượng acid trong dung dịch. Kết luận của bạn An có đúng không? Giải thích. Hướng dẫn giải Lượng acid trong ba cốc không thay đổi nhưng nồng độ của acid giảm xuống do dung dịch bị pha loãng, đồng thời cảm nhận vị chua giảm đi còn do tác động của đường và muối lên vị giác. Câu 10. [CD - SBT] Cho 2 mL dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1), 2 mL dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 mL dung dịch HCl 0,2 M và 1 mL dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm
(3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì? Hướng dẫn giải Ống 1: giấy quỳ chuyển màu đỏ. Ống 2: giấy quỳ chuyển màu xanh. Ống 3: nNaOH = nHCl = 0,2.0,001 = 0,0002 mol PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O 0,0002 0,0002  Sau phản ứng NaOH và HCl phản ứng vừa hết, dung dịch chứa NaCl  giấy quỳ không đổi màu Câu 11. [KNTT - SBT] Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào 50 mL dung dịch H2SO4. Khi H2SO4 được trung hòa hoàn toàn thì thấy dùng hết 40 mL dung dịch NaOH. (a) Viết PTHH của phản ứng. (b) Tính nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu. (c) Nêu cách để biết thời điểm H2SO4 được trung hòa hoàn toàn. Hướng dẫn giải (a) PTHH: 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O (b) nNaOH = 0,04 (mol) PTHH: 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O 0,04 0,02 (mol) M 2 4 (H SO ) 0,02 C 0,4M 0,05   (c) Nhỏ vào dung dịch H2SO4 cần trung hòa một vài giọt quỳ tím, acid sẽ làm quỳ tím hóa đỏ làm cho dung dịch có màu đỏ. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH đến khi dung dịch mất màu đỏ trở nên trong suốt thì ngừng lại. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 12. [KNTT - SBT] Viết công thức hóa học của các chất sau đây: calcium hydroxide, iron(III) hydroxide, sodium hydroxide, aluminium hydroxide. Hướng dẫn giải Calcium hydroxide: Ca(OH)2. Iron(III) hydroxide: Fe(OH)3. Sodium hydroxide: NaOH. Aluminium hydroxide: Al(OH)3. Câu 13. [KNTT - SBT] Viết công thức hydroxide tương ứng với các kim loại sau: potassium, barium, chromium(III), zinc, iron(III). Hướng dẫn giải KOH, Ba(OH)2, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2. Câu 14. [KNTT - SBT] Hoàn thành các phản ứng sau: (a) NaOH + HCl  (b) Ba(OH)2 + HCl  (c) Cu(OH)2 + HNO3  (d) KOH + H2SO4  Hướng dẫn giải (a) NaOH + HCl  NaCl + H2O (b) Ba(OH)2 + 2HCl  BaCl2 + 2H2O (c) Cu(OH)2 +2HNO3  Cu(NO3)2 + 2H2O (d) 2KOH + H2SO4  K2SO4 + 2H2O Câu 15. [KNTT - SBT] Có ba dung dịch: giấm ăn, nước đường, nước xà phòng. Hãy trình bày cách nhận biết 3 dung dịch trên (dụng cụ, hóa chất có đủ). Hướng dẫn giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.