Nội dung text 3A.08 Bs Nguyễn Trần Thành.pdf
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA BỆNH NHÂN SAU NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO CẮT ĐỐT TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN 19-8, BỘ CÔNG AN Ths. BsCKII. Nguyễn Trần Thành Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu – Nam học Bệnh viện 19-8, Bộ Công an
Đặt vấn đề • BPH là bệnh lý rất thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn chức năng đường tiểu dưới (LUTS) của nam giới trên 50 tuổi • Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi, ước tính 50% nam giới có BPH khi ở tuổi 50 -60 và tỷ lệ này là 90% khi ở tuổi 80-90 • Cùng với sự gia tăng tuổi tác, các rối loạn tình dục trở nên phổ biến • Các PP điều trị BPH ( nội khoa & PT) không chỉ nhằm cải thiện LUTS mà còn phải hướng đến cái thiện chức năng tình dục, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống BN • Hiện nay có rất nhiều PP PT, Nội soi qua niệu đạo cắt đốt tuyến tiền liệt (TURP) đến nay vẫn là tiêu chuẩn vàng -> Ảnh hưởng TURP đến chức năng tình dục thế nào?
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn • BN LUTS do BPH trải qua TURP tại Khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Nam học Bệnh viện 19-8 Bộ Công an từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023. Cỡ mẫu nghiên cứu Sử dụng cỡ mẫu không xác suất (mẫu thuận tiện): NC của chúng tôi có 122 BN đủ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn loại trừ • BN có kết quả GPB sau PT là Ung thư tuyến tiền liệt. • BN có sử dụng các thuốc PDE-5 inhibitor và các thuốc ức chế men 5- alpha-reductase (5-ARI) trong thời gian NC. • BN có bệnh mắc kèm như hẹp niệu đạo, di chứng chấn thương khung chậu và khớp háng, sỏi bàng quang, BN không thể nằm tư thế sản khoa, BN có tiền sử đã PT vùng niệu đạo hoặc TLT trước đây, xơ hẹp cổ BQ • BN không còn hoạt động tình dục cả trước và sau PT. • BN không còn giữ được liên lạc sau PT. • BN từ chối tham gia NC hoặc không hiểu các câu hỏi, không trả lời được hết các nội dung trong các bộ câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu : Tiến cứu mô tả cắt ngang Thu thập số liệu BN đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn được mời tham gia NC, được ghi nhận thông tin & lưu trữ số liệu. BN được đánh giá lại các chỉ số và đưa vào xử lý kết quả sau 3 tháng PT. Những bộ câu hỏi dùng để đánh giá bao gồm: • Đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện: Điểm quốc tế triệu chứng tuyến tiền liệt (International Prostate Symptom Score: IPSS) • Đánh giá sự ảnh hưởng của rối loạn tiểu tiện lên chất lượng cuộc sống : Quality of Life: QoL • Đánh giá về tình trạng rối loạn cương: Thang điểm quốc tế về rối loạn cương rút gọn (International Index of Erectile Function: IIEF-5) • Đánh giá tình trạng rối loạn xuất tinh: Male Sexual Health Questionnaire - Ejaculatory Dysfunction short-form: MSHQ EjD SF). Thiết kế nghiên cứu : Số liệu từ những BN thuộc nhóm NC được lưu trữ, xử lý số liệu bằng Excel và SPSS 20.0.