Nội dung text Lớp 12. Đề giữa kì 2 (Đề số 7).docx
C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. D. Dẫn điện tốt hơn đồng. Câu 12. Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất A. muối ở dạng khan. B. dung dịch muối. C. oxide kim loại. D. hydroxide kim loại. Câu 13. Điện phân (với các điện cực trơ) dung dịch H 2 SO 4 0,01 M. Biết rằng tại mỗi điện cực chỉ xảy ra quá trình khử với một chất (hoặc ion). Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng? A. Tại anode thu được khí O 2 và tại cathode thu được khí H 2 . B. Khối lượng H 2 SO 4 không thay đổi sau quá trình điện phân. C. Nồng độ H 2 SO 4 không đổi sau quá trình điện phân. D. pH của dung dịch có xu hướng giảm trong quá trình điện phân. Câu 14. Cho phương trình hoá học của phản ứng sau: Zn + 2Cr 3+ Zn 2+ + 2Cr 2+ Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Zn bị Cr 3+ oxi hoá thành Zn 2+ . B. Zn 2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cr 3+ . C. Cr 3+ bị Zn khử thành Cr 2+ . D. Zn là chất khử, Cr 3+ là chất oxi hoá. Câu 15. Để tinh chế đồng (Cu), người ta gắn khối đồng cần tinh chế với cực dương của dòng điện một chiều và thanh đồng nguyên chất với cực âm của dòng điện một chiều; dung dịch điện phân là dung dịch CuSO 4 . Trong quá trình điện phân, lượng Cu tại cực dương giảm dần và lượng Cu ở cực âm tăng dần. Quá trình chủ yếu xảy ra tại anode là A. Cu(s) → Cu 2+ (aq) + 2e. B. Cu 2+ (aq) + 2e→ Cu(s). C. 2H 2 O(l) → O 2 (g) + 4H + (aq) + 4e. D. 2H + (aq) + 2e → H 2 (g). Câu 16. Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Việc cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy để giảm hiệu suất nung. B. Xỉ lỏng được dùng để chế tạo các vật dụng như xoong, nồi,… C. Nhôm tái chế ảnh hưởng sức khỏe nếu chế tạo dụng cụ nhà bếp, y tế. D. Tái chế nhôm không gây ô nhiễm môi trường. Câu 17. Nước muối sinh lí được bán ở các hiệu thuốc là dung dịch NaCl 0,9%, được sử dụng để rửa vết thương và trầy xước da hoặc dùng như thuốc nhỏ mắt, để tiêm truyền tĩnh mạch, rửa kính áp tròng và nhiều mục đích khác. Khối lượng riêng của dung dịch là 1,0046 g/mL. Khối lượng NaCl cần dùng để pha được 500 mL dung dịch nước muối sinh lí trên là A. 4,521 gam. B. 5,421 gam. C. 6,986 gam. D. 15,068 gam. Câu 18. Ngoài nước, nguyên liệu đầu để sản xuất soda (Na 2 CO 3 ) theo phương pháp Solvay là A. đá vôi và sodium chloride. B. sodium chloride, ammonia và carbon dioxide. C. sodium hydroxide và carbon dioxide. D. sodium chloride và carbonic acid. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Sodium hydrogencarbonate (NaHCO 3 ) là chất rắn màu trắng, bền ở nhiệt độ thường, bị phân huỷ khi đun nóng. a. Sodium hydrogencarbonate còn gọi là baking soda. b. Khi đun nóng NaHCO 3 , khối lượng chất rắn giảm so với ban đầu. c. Muối NaHCO 3 là hợp chất lưỡng tính. d. Trong dược học, NaHCO 3 được dùng để sản xuất thuốc nhuận tràng. Câu 2. Nếu để đinh sắt trong môi trường ẩm thấp và không có biện pháp bảo vệ, sau một thời gian thanh sắt bị gỉ có màu nâu đỏ. Thành phần gỉ gồm iron oxide và iron hydroxide. a. Sắt bị gỉ do bị oxi hoá bởi khí oxygen và hơi nước trong môi trường không khí ẩm. b. Nếu trong môi trường nước biển, sự ăn mòn của sắt có thể xảy ra nhanh hơn.