PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bản xem 120 đề học sinh giỏi KHTN 8.pdf

Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) ĐỀ THAM KHẢO –––o0o––– ĐỀ 70 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN VẬT LÍ (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Một quả cầu có trọng lượng riêng d1 = 8200 N/m3 , có thể tích V1 = 100 cm3 , nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2 = 7000 N/m3 và của nước là d3 =10000 N/m3 . a) Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu. b) Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như thế nào? Câu 2. (1,0 điểm) Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Câu 3. (1,5 điểm) Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 1 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,25 kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do bếp tỏa ra bị môi trường hấp thụ. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106 J/kg. Câu 4. (1,0 điểm) a) Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Hãy giải thích vì sao? b) Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 100°C (nhiệt độ của nước đang sôi). Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao? Câu 5. (0,5 điểm) Để kéo một xô nước A từ giếng lên, người ta dùng hệ thống trục quay. Xô nước có khối lượng m = 5 kg, được buộc vào sợi dây ở điểm B, cuốn quanh trục quay nhỏ có bán kính r = 10 cm (hình vẽ). Lực kéo F có điểm đặt ở tay quay T, quay quanh trục quay lớn có bán kính R = 40 cm. Tay quay T và trục quay nhỏ quay đồng trục với nhau. Tính lực kéo F
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) PHẦN HÓA HỌC (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan trong nước của một số chất theo nhiệt độ: a) Ở nhiệt độ phòng, chất nào tan ít nhất, chất nào tan nhiều nhất? b) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất nào giảm? Giải thích. c) Chất nào có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất, chất nào có độ tan thay đổi nhiều nhất theo nhiệt độ? d) Người ta dựa vào sự khác nhau về độ tan trong nước theo nhiệt độ của NaCl và KCl để tách riêng từng chất ra khỏi quặng Sylvinit (NaCl.KCl). Nêu cách làm. Câu 2. (1,25 điểm) Có 5 lọ được đánh số từ 1 đến 5, mỗi lọ có chứa một trong các dung dịch sau: sodium sulfate, calcium nitrate, alumium sulfate, sodium hydroxide, barium chloride. Tiến hành các thí nghiệm sau: – Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 3 có kết tủa trắng; – Rót dung dịch từ lọ 2 vào lọ 1 có kết tủa keo, tiếp tục rót thì kết tủa tan; – Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 5, ban đầu thì không có kết tủa, rót thêm một lượng nữa kết tủa xuất hiện. Tìm tên dung dịch chứa trong các lọ và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 3. (1,0 điểm) Cho biết từ năm 1750 đến năm 2019, nồng độ carbonic trong khí quyển trái đất đã tăng từ 280 ppm lên 415 ppm. a) Tính thể tích CO2 (theo mL) trong 1m3 khí quyển trái đất vào năm 1750 và năm 2019. Nồng độ carbonic trong khí quyển vào năm 2019 đã tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với năm 1750? b) Theo ước tính, mỗi ppm cacbonic tăng thêm trong khí quyển làm nhiệt độ trái đất tăng khoảng 0,01oC. Tính xem nhiệt độ trái đất đã tăng bao nhiêu độ từ năm 1750 tới năm 2019? Cho biết: 1 ppm bằng một phần triệu; nếu nồng độ một khí trong khí quyển là a (ppm) thì trong một triệu phần thể tích khí quyển sẽ có a phần thể tích khí đó.
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) c) Hãy đề xuất hai biện pháp để giảm lượng khí carbonic phát thải vào khí quyển. Câu 4. (1,25 điểm) Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ?Al + ? ⎯⎯→ 2Al2O3 b) CuO + ?HNO3 ⎯⎯→ Cu(NO3)2 + H2O c) MgCl2 + ?NaOH ⎯⎯→ ? + 2NaCl d) ?Fe + ?HNO3 ⎯⎯→ Fe(NO3)3 + ?NO2 + ?H2O e) ?Fe(OH)2 + 2KMnO4 + ?H2SO4 ⎯⎯→ ?Fe2(SO4)3 + ?MnSO4 + K2SO4 + ?H2O Câu 5. (1,0 điểm) Cho một dòng khí hydrogen dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxide sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn. Đem chất rắn đó hòa tan trong acid HCl dư thu được 0,9916 lít khí (đkc). a) Xác định khối lượng mỗi oxide trong hỗn hợp. b) Xác định công thức phân tử oxide sắt. PHẦN SINH HỌC (8,0 điểm) Câu 1. (1,25 điểm) Cho hình ảnh về bệnh loãng xương như sau: Từ hình ảnh, cho biết: – Phần bị xốp (phần xương loãng) thuộc cấu trúc nào của xương? – Dự đoán những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương. – Đề xuất một số biện pháp để hạn chế, phòng tránh bệnh loãng xương. Câu 2. (1,0 điểm) “Rêomua (Réaumur) (1683 – 1757), Nhà tự nhiên học và vật lí học người Pháp tiến hành thí nghiệm trên một con chim săn mồi, loài chim có khả năng nôn ra khỏi mỏ những gì mà nó ăn đã nuốt nhưng vào dạ dày nó không tiêu hoá được. Ông chuẩn bị cho con chim bữa ăn đầu tiên một miếng thịt để trong một ống sắt hở hai đầu. Con chim đã ăn bữa đó, rồi nôn ống sắt ra. Ống sắt vẫn còn nguyên, không có dấu hiệu bị bào mòn, nhưng miếng thịt bị hao mòn đi khoảng 1/4, phần còn lại được bao bởi bột nhão có lẽ từ phần thịt đã bị tiêu hoá. Từ phần thông tin trên hãy: a) Thí nghiệm trên thực hiện để kiểm chứng điều gì? b) Viết quá trình biến đổi một phần miếng thịt thành chất dinh dưỡng đơn giản hơn? c) Nêu khái niệm tiêu hoá thức ăn?
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) Câu 3. (1,5 điểm) Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti – A hoặc kháng thể anti – B được thể hiện trong bảng sau. Anti Người 1 Người 2 Người 3 Người 4 A Không ngưng kết Ngưng kết Ngưng kết Không ngưng kết B Ngưng kết Ngưng kết Không ngưng kết Ngưng kết a) Xác định nhóm máu của mỗi người. Giải thích. b) Người 1 và người 2 có thể truyền máu cho những người nào trong những người ở trên? Giải thích. Câu 4. (1,0 điểm) HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch. Người nhiễm HIV thường chết bởi các bệnh cơ hội do nhiều loại virus, vi khuẩn gây nên. a) Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn? b) AIDS là bệnh có thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng vaccine không? Tại sao? Câu 5. (1,25 điểm) a) Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không ? b) Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì? c) Em hãy nêu một số biện pháp giúp giảm tỉ lệ thừa cân béo phì hiện nay? Câu 6. (2,0 điểm) a) Quan sát hình, cho biết: Hình. Sơ đồ mối liên hệ giữa môi trường trong và môi trường ngoài của cơ thể – Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần cơ bản nào. – Mối liên hệ giữa môi trường trong với môi trường ngoài cơ thể. b) Một bệnh nhân tiểu đường đã sử dụng hormone insulin quá liều dẫn đến hạ glucose trong máu nghiêm trọng. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định tiêm hormone glucagon vào cơ thể. Việc tiêm glucagon có tác dụng gì? c) Thân nhiệt là gì? Cơ thể người có thân nhiệt như thế nào? Vì sao nói việc xác định thân nhiệt cũng có thể xác định được tình trạng sức khoẻ của cơ thể? –––Hết––

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.