PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 - ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA.docx

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 Câu 1. 1.1 Một hợp chất có công thức MX 2 , trong đó M chiếm 62,5% về khối lượng. Trong hạt nhân của M và X đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton trong MX 2 là 32. Tìm công thức của MX 2 . 1.2 Cho các dung dịch sau: NaHSO 4 ; Na 2 CO 3 ; NaOH; BaCl 2 . Trộn lẫn các dung dịch trên với nhau từng đôi một. Viết phản ứng xảy ra. Câu 2. 2.1 Nếu quy ước: Công thức cấu tạo thu gọn nhất chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử cacbon và nhóm chức. Mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử cacbon; không biểu thị số nguyên tử hiđro liên kết với mỗi nguyên tử cacbon. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất như hình dưới đây. OHO OO NH2 Vận dụng qui ước trên, cho biết: a) Phân tử chất X có bao nhiêu liên kết π ? b) Công thức phân tử của X? 2.2 Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí A như hình bên. Khí A có thể là khí nào trong hai khí sau: Cl 2 , SO 2 ? Giải thích, chọn các chất X, Y, Z thỏa mãn và viết phản ứng xảy ra? dung dịch X chất rắn Y khí A bông tẩm dung dịch Z lưới amiăng 2.3 Bằng kiến thức hóa học, giải thích và viết phương trình phản ứng hòa học trong các trường hợp sau: a) Nói về việc ăn cơm, các cụ xưa có câu: “nhai kĩ no lâu”. b) Khi lên men rượu (ancol etylic) thì cần ủ kín còn khi lên men giấm thì lại để thoáng khí. Câu 3. 3.1 Thực hiện bốn thí nghiệm sau đây để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Thí nghiệm Chất phản ứng Nhiệt độ phản ứng I Dây Mg dư vào 50 ml dung dịch HCl nồng độ 1M 30 o C II Bột Mg dư vào 50 ml dung dịch HCl nồng độ 1M 30 o C III Dây Mg dư vào 50 ml dung dịch HCl nồng độ 1M 40 o C IV Dây Mg dư vào 50 ml dung dịch H 2 SO 4 nồng độ 1M 40 o C a) Viết phương trình hóa học xảy ra ở thí nghiệm I và IV. b) Tính thể tích (đktc) khí lớn nhất thoát ra ở thí nghiệm I và IV. c) Vẽ biểu đồ thể tính khí thoát ra theo thời gian của từng thí nghiệm I,II,II và IV trên các trục sau:

4.2 Tại Việt Nam, xăng sinh học E5 (được pha chế từ 5% ethanol (C 2 H 5 OH) nguyên chất – E100 và 95% xăng RON92) được sử dụng thử nghiệm từ năm 2010. Theo quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng thì từ ngày 1/12/2015, xăng E5 sẽ được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Việc sử dụng xăng E5 góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng do đây là loại nhiên liệu sinh học có khả năng tái sinh, đồng thời trong quá trình cháy làm giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong nhiên liệu truyền thống như CO, SO 2 , hạt bụi và khí CO 2 , góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và giúp môi trường an toàn, trong sạch hơn. Tai sao xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế xăng truyền thống ? Biết khi đốt cháy 1 kg xăng truyền thống thì cần 3,22 kg O 2 . Câu 5. 5.1 Chất dẻo Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Thành phần: - Thành phần cơ bản: 1 polymer nào đó. Ví dụ thành phần cơ bản của ebonit là cao su, của xenluloit là xenlulozơ nitrat, của bakelit là phenolfomanđehit,... - Chất hóa dẻo: để tăng tính dẻo cho polymer, hạ nhiệt độ chảy và độ nhớt của polymer. Ví dụ như đibutylphtalat,... - Chất độn: để tiết kiệm nguyên liệu, tăng cường một số tính chất. Ví du amiang để tăng tính chịu nhiệt. - Chất phụ: chất tạo màu, chất chống oxi hóa, chất gây mùi thơm. Câu hỏi 1. Teflon là chất gì? Ứng dụng chế tạo chảo chống dính như thế nào? Câu hỏi 2. Vì sao khi sử dụng “chảo chống dính” chiên, rán thức ăn lại không bị dính chảo? 5.2 Để xác định hàm lượng của acetic acid trong một loại giấm ăn, một học sinh pha loãng loại giấm ăn đó mười lần rồi tiến hành chuẩn độ 10 mL dung dịch sau khi pha loãng bằng dung dịch NaOH 0,10 M, thu được kết quả như bảng sau: Lần 1 2 3 9,8 9,7 9,8 Tính hàm lượng phần trăm về thể tích acetic acid có trong loại giấm đó, biết khối lượng riêng của acetic acid là 1,05 g/mL, giả sử trong thành phần giấm ăn chỉ có acetic acid phản ứng với NaOH. Câu 6. Khi các bức xạ điện từ tương tác với các phân tử vật chất, nếu có sự thay đổi năng lượng thì phân tử có thể hấp thụ hoặc bức xạ năng lượng. Khi các phân tử hấp thụ năng lượng từ bên ngoài có thể dẫn đến các quá trình thay đổi trong phân tử (quay, dao động, kích thích electron phân tử, ...) hoặc trong nguyên tử (cộng hưởng spin electron, cộng hường từ hạt nhân). Khi tương tác với bức xạ điện từ, các phân tử có cấu trúc khác nhau sẽ hấp thụ và phát xạ mức năng lượng khác nhau.
Đối với các bước chuyển năng lượng dao động trong phân tử thường khá nhỏ, tương đương với năng lượng bức xạ hồng ngoại trong thang các bức xạ điện từ. Do đó phổ hổng ngoại còn được gọi là phổ dao động. Tuy nhiên, không phải bất kì phân tử nào cũng có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại để cho hiệu ứng phổ dao động. Chỉ có các phân tử khi dao động có khả năng tạo sự thay đổi moment lưỡng cực mới có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Do vậy, điểu kiện cần để phân tử có thể hấp thụ bức xạ hồng ngoại chuyển thành trạng thái kích thích dao động là phải có sự thay đởi moment lưỡng cực điện khi dao động. Để xác định các nhóm chức dựa vào phổ hồng ngoại, thông thường sử dụng phương pháp 5 vùng như sau: Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O), dẫn CO 2 và hơi H 2 O qua bình 1 đựng 70 gam dung dịch H 2 SO 4 91,62%, bình 2 đựng 2,1 L dung dịch Ca(OH) 2 0,02M. Sau thí nghiệm nồng độ H 2 SO 4 trong bình 1 giảm còn 90%, bình 2 có 1,4 gam kết tủa. Bằng phương pháp phổ khối lượng xác định được phân tử khối của X là 130. a) Xác định công thức phân tử của X. b) X có mạch không phân nhánh và phổ hồng ngoại của X như sau: Bảng đối chiếu tín hiệu phổ hồng ngoại của các nhóm chức: Loại hợp chất Liên kết Số sóng (cm -1 ) Alcohol O-H 3600 - 3300 Aldehyde C=O 1740 - 1720 C-H 2900 - 2700 Carboxylic acid C=O 1725 - 1700 O-H 3300 - 2500 Ester C=O 1750 - 1735 C-O 1300 - 1000 Ketone C=O 1725 - 1700 Amine N-H 3500 - 3300 Xác định công thức cấu tạo của X. - Hết - (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:……………..

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.