Nội dung text Chuyên đề 25 - Phân bón hoá học.docx
Tên Chuyên Đề: PHÂN BÓN HOÁ HỌC Phần A: Lý Thuyết I. Khái niệm về phân bón hoá học -Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng. *Phân bón hoá học được chia thành ba loại: - Phân bón đa lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K. - Phân bón trung lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S. - Phân bón vi lượng cung cấp một lượng nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu … II. Một số loại phân bón đa lượng 1. Phân đạm 1.1. Khái niệm - Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng. 1.2. Tác dụng - kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật. 1.3. Phân loại - Có ba loại phân đạm phổ biến: 1.3.1. Urea – (NH) 2 CO + Urea – (NH) 2 CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; + Điều chế: 2NH 3 + CO 2 → (NH 2 ) 2 CO + H 2 O + Cách sử dụng: Urea dùng để bón lót hoặc bón thúc; phù hợp với nhiều loại cây, nhiều loại đất. 1.3.2. Ammonium nitrate – NH 4 NO 3 – Đạm 2 lá + Ammonium nitrate – NH 4 NO 3 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; + Điều chế: NH 3 + HNO 3 → NH 4 NO 3 + Cách sử dụng: thường dùng để bón thúc; phù hợp với nhiều loại đất. 1.3.3. Ammonium sulfate – (NH 4 ) 2 SO 4 – Đạm 1 lá + Ammonium sulfate – (NH 4 ) 2 SO 4 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, dùng để bón thúc. Ammonium sulfate làm tăng độ chua của đất vì vậy không phù hợp với đất chua, mặn. + Điều chế:
Phân urea Phân ammonium sulfate 2. Phân lân - Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus dưới dạng các muối phosphate. - Tác dụng: kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm, tăng khả năng chống chịu của cây. - Có hai loại phân lân phổ biến: + Phân lân nung chảy chứa các muối phosphate của calcium và magnesium. Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước; dùng để bón lót; phù hợp cho đất chua, phèn, đất đồi núi dốc; thích hợp cho lúa, ngô và cây lâu năm. + Superphosphate – Ca(H 2 PO 4 ) 2 dễ tan trong nước, làm chua đất, dùng để bón lót hoặc bón thúc; thích hợp với cây ngắn ngày, với đất chua cần khử acid trước khi bón. Phân lân nung chảy Phân superphosphate 3. Phân kali - Phân kali là các hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng potassium ở dạng các muối. - Tác dụng: làm tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường, … trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây trồng với hạn hán, rét hại, sâu bệnh.
- Có hai loại phân kali phổ biến: + Potassium chloride – KCl: dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, lấy củ, lấy dầu; không thích hợp với đất nhiễm mặn. + Potassium sulfate – K 2 SO 4 : dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, củ, lấy dầu, rất thích hợp cho cây trồng không ưa nguyên tố chlorine nhưng cần nguyên tố sulfur, rất phù hợp với đất bazan và đất xám. Phân potassium chloride Phân potassium sulfate 4. Phân hỗn hợp - Phân hỗn hợp là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thường gặp nhất là phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tố N, P, K và được gọi là phân NPK. - Loại phân này được tạo ra khi trộn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K nhất định. - Lưu ý: + Độ dinh dưỡng của mỗi loại phân N, P, K được tính theo % khối lượng N, P 2 O 5 , K 2 O và được ghi trên bao bì chứa chúng. + Ví dụ: Trên bao bì phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10 cho biết: Hàm lượng nguyên tố N là 20% Hàm lượng của P 2 O 5 là 10% Hàm lượng của K 2 O là 10% - Tác dụng: hỗn hợp đảm bảo cho cây trồng phát triển ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng. Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng Dạng : Tính độ dinh dưỡng của phân bón hoá học - Phương pháp: + Độ dinh dưỡng của phân đạm được được tính theo % khối lượng N trong phân + Độ dinh dưỡng của phân lân được được tính theo % khối lượng P 2 O 5 , tương ứng với hàm lượng P có trong thành phần của phân
+ Độ dinh dưỡng của phân kali được được tính theo % khối lượng K 2 O , tương ứng với hàm lượng K có trong thành phần của phân Ví dụ 1: Một loại phân bón NPK trên bao bì có ghi 10-12-5 a. Hãy cho biết ý nghĩa của các con số trên. b. Một người nông dân dùng 50 kg phân để bón cho Cà Phê thời kì ra hoa. Hãy tính khối lượng từng loại nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân , kali bón cho vườn cà phê đó. Hướng dẫn giải a. Ý nghĩa của các con số: cho biết % khối lượng N, P 2 O 5 , K 2 O Hàm lượng nguyên tố N là 10% Hàm lượng của P 2 O 5 là 12% Hàm lượng của K 2 O là 10% b. - Khối lượng của N bón cho vườn là: m N = 50 . 10% = 5 kg - Khối lượng của P bón cho vườn: + m P2O5 = 50.12% = 6g P 2 O 5 → P 142 2.31 g 5 ? + ta có: m P = 6.2.31 2,62 142g - Khối lượng của K bón cho vườn: + m K2O = 50.10% = 5g K 2 O → K 142 2.39 g 5 ? + ta có: + m K = 5.2.39 4,15 94g Ví dụ 2: Một loại phân kali có 87%K 2 SO 4 , còn lại là tạp chất không chứa potassium. Tính độ dinh dưỡng của phân?