PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ÔN TẬP HỌC KÌ 1.docx

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức − Nêu được + Khái niệm về: lipid, chất béo, acid béo; chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp; carbohydrate; amine; amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; peptide; protein; chất dẻo, composite, cao su, cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, keo dán, tơ. + Phân loại về: tơ; cách phân loại carbohydrate; phân loại amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon). + Đặc điểm cấu tạo phân tử: ester; chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp; amino acid; protein + Trạng thái tự nhiên của glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose. + Đặc điểm về tính chất vật lí của: amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan); amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan); protein; một số polymer (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) + Gọi được tên một số amino acid thông dụng, + Khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di). + Vai trò của protein đối với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học. + Tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). + Bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hoá cao su – Trình bày được + Tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí); glucose và fructose (phản ứng với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm –OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng); saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân); tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde)). + Tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm –NH 2 (tính base (với quỳ tím, với HCl, với FeCl 3 ), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH) 2 ; amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của ε- và ω-amino acid); peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret); protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper(II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng). + Ứng dụng của: một số ester; glucose, fructose; amine (diamine và aniline); saccharose, maltose, tinh bột, cellulose; một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,...), tơ nhân tạo (tơ tổng hợp như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,... và tơ bán tổng hợp như visco, cellulose acetate,...); cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su chloroprene); một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)). + Phương pháp điều chế ester; phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su chloroprene); một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp; phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF); các phương pháp điều chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia). + Cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. + Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh. + Đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.
+ Thành phần phân tử polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF). + Cấu tạo, tính chất: một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,...), tơ nhân tạo (tơ tổng hợp như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,... và tơ bán tổng hợp như visco, cellulose acetate,...); cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su chloroprene). + Thành phần, tính chất một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea- formaldehyde)). – Viết được: + Công thức cấu tạo: một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp; dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucose, fructose; saccharose, maltose; tinh bột, cellulose; một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6); một số amine (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5); peptide + Tên gọi của một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp; glucose, fructose; một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6); một số amine theo danh pháp thay thế, danh pháp gốc – chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường của một số amine hay gặp. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực chủ động, luyện tập các kiến thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong ôn tập các chương 1, 2, 3, 4. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để thảo luận, diễn đạt về đặc điểm, tính chất của este, chất béo, chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp; amine, amino acid và peptide, protein và enzyme; đặc điểm, tính chất, điều chế cũng như một số ứng dụng của polymer và vật liệu polymer như chất dẻo, vật liệu composite, tơ, cao su, keo dán tổng hợp; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và trong cuộc sống; thiết kế được sơ đồ tư duy hợp lí và sáng tạo. 2.2. Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: HS thấy được sự đa dạng của vật chất qua các loại xà phòng, chất giặt rửa và các carbohydrate khác nhau. Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của amine, amino acid, tính chất điện di của amino acid (tương tự cho các peptide, protein); Giải thích được tính chất vật lí, hoá học của các hợp chất amine, amino acid, peptide và protein. Nắm vững về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của polymer; Trình bày và giải thích được tính chất vật lí, hoá học của các hợp chất polymer. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên. Tìm hiểu những ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến amine, amino acid, peptide, protein và enzyme. Tìm hiểu những ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến polymer và vật liệu polymer. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được Giải thích được khả năng giặt rửa và cách sử dụng an toàn của xà phòng và các chất giặt rửa, cũng như cách sử dụng hợp lí các ester và các carbohydrate trong cuộc sống. Từ những hiểu biết về các loại hợp chất, vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. 3. Phẩm chất
– Khám phá mùi thơm của các ester trong nhiều loại hoa, quả, đồ mĩ phẩm và khơi dậy lòng yêu thiên nhiên. – Sử dụng hợp lí các sản phẩm chứa chất béo, acid béo để đảm bảo sức khoẻ. – Có ý thức thu hồi các sản phẩm dầu mỡ đã qua sử dụng để tái chế làm nhiên liệu. – Sử dụng hợp lí xà phòng và chất giặt rửa để vừa đảm bảo nhu cầu giặt rửa, vừa tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường. – Khám phá được nguồn dinh dưỡng carbohydrate tích trữ trong các loại hạt ngũ cốc, hoa, quả, khơi dậy lòng yêu thiên nhiên. – Sử dụng hợp lí các sản phẩm chứa đường để vừa đảm bảo dinh dưỡng và vừa tốt cho sức khoẻ. – Khám phá được vai trò của các nguồn lương thực đối với sự sống của con người, khơi dậy lòng yêu thiên nhiên. – Có ý thức rèn luyện sức khoẻ thông qua chế độ ăn uống khoa học với hàm lượng tinh bột và chất xơ hợp lí. – Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu. – Khám phá vai trò của các amine trong việc tạo ra các sản phẩm hữu ích như dược phẩm, mĩ phẩm và phẩm nhuộm. – Khơi dậy lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. – Khám phá vai trò của các amino acid trong thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm,... – Khơi dậy lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. – Khám phá được thành phần, tính chất các vật liệu polymer trong các đồ vật thông dụng. – Sử dụng hợp lí các sản phẩm làm từ polymer và bảo vệ môi trường. – Khám phá được thành phần, tính chất các vật liệu polymer như chất dẻo, cao su, tơ, keo dán. – Có ý thức sử dụng hợp lí các sản phẩm làm từ polymer; thu hồi và tái chế các đồ vật làm từ chất liệu polymer thành các sản phẩm hữu ích. – Có ý thức tìm kiếm, sử dụng các đồ vật làm từ chất liệu thân thiện với môi trường để thay thế đồ vật bằng chất liệu polymer. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Tranh ảnh/sơ đồ tư duy/slides hệ thống kiến thức hóa của chương 1, 2, 3, 4 - Phiếu bài tập số 1, số 2, số 3, số 4. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng sẵn có của học sinh để chuẩn bị cho ôn tập; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình. Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. b) Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, sau đó tìm từ chìa khoá 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12 13 14 Câu 1. Từ ghép tên hai loại thực phẩm được trẻ em yêu thích, thường có chứa nhiều saccharose. Câu 2. Chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Câu 3. Loại hạt ngũ cốc là lương thực chính của người Việt. Câu 4. Trạng thái tự nhiên của fructose, saccharose, tinh bột có nhiều trong thực vật hay động vật? Câu 5. Môi trường dung dịch làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng. Câu 6. Mùi đặc trưng của các ester. Câu 7. Tên gọi của loại hợp chất có thành phần gồm gốc acid và ion kim loại. Câu 8. Tính chất bị biến dạng của vật liệu khi chịu tác dụng của nhiệt hoặc áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Câu 9. Mức phân loại tính tan dành cho chất có độ tan lớn trong nước Câu 10. Tên gọi chung của những đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau, tạo cơ sở nền tảng cho sự sống. Câu 11. Tên gọi của chất đóng vai trò làm tăng tốc độ phản ứng hoá học. Câu 12. Tên gọi của dung môi phổ biến nhất trong hoá học. Câu 13. Tên gọi chung cho các chất đầu khi tham gia phản ứng trùng hợp. Câu 14. Quá trình chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng. c) Sản phẩm: 1 B A N H K E O 2 M A T O N G 3 G A O 4 T H U C V A T 5 B A S E 6 T H O M 7 M U O I 8 T I N H D E O 9 D E T A N

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.