Nội dung text 003_VAT LI_DE THAM KHAO TN 2025.docx
Trang 1/11 - Mã đề thi 003 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh:………………………………………………………………. Cho biết: 1123A3,14; K C273;8,31 J.mol.K;6,0210∘TtRN hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quá trình một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là quá trình A. nóng chảy. B. hóa hơi. C. hóa lỏng. D. đông đặc. Câu 2. Trong thí nghiệm về đếm tia phóng xạ, thiết bị số 1 là A. thiết bị chuyển đổi tín hiệu. B. loa C. nguồn phóng xạ. D. micro. Câu 3. Hầu hết các loài động vật có vú do có tỷ lệ trao đổi chất cao, sinh nhiệt từ bên trong cơ thể và có lông, mỡ cơ thể làm chậm quá trình mất nhiệt nên chúng có thể duy trì nhiệt độ cơ thể trong khoảng từ 309K đến 313K (Đơn vị Kelvin được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý, hóa học và thiên văn học. Nhiệt độ Kelvin thường được sử dụng trong các công thức và phương trình liên quan đến nhiệt độ, đặc biệt là khi làm việc với nhiệt độ tuyệt đối). Nếu theo nhiệt giai Celsius của nước ta thì khoảng nhiệt độ này nằm trong giá trị A. 36 0 C đến 39 0 C. B.36 0 C đến 40 0 C. C. 38 0 C đến 40 0 C. D. 37 0 C đến 40 0 C. Câu 4. Một phương pháp điều trị được đề xuất cho người bị đột quỵ là ngâm mình trong bồn nước đá tại 0 0 C để hạ nhiệt độ cơ thể,ngăn ngừa tổn thương não. Trong một loạt thử nghiệm, bệnh nhân được làm mát cho đến khi nhiệt độ bên trong của họ đạt tới nhiệt độ 32 0 C. Nhiệt dung riêng của cơ thể người là J 3480 kg.K , xem như nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 37 0 C. Để điều trị cho một bệnh nhân nặng 70,0 kg nhiệt lượng do người này tỏa ra để giảm nhiệt độ là A. 1,3.10 6 J. B. 1,35.10 6 J. C. 1,32.10 6 J. D. 1,22.10 6 J. Câu 5. Nội năng của vật biến đổi như thế nào nếu vật đó tỏa nhiệt ra ngoài và thực hiện công lên vật khác? A. Không thay đổi. B. Giảm xuống. C. Tăng lên. D. Chưa đủ điều kiện xác định. Câu 6. Trong các hệ thức sau đây, hệ thức không phù hợp với định luật Boyle là A. 1 p~ . V B. 1 V~ . p C. V~p. D. 1122.pVpV Câu 7. Nhiệt độ của một lượng khí tăng từ 250 K đến 500 K và áp suất không đổi thì thể tích của khí
Trang 2/11 - Mã đề thi 003 A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa. C. không đổi. D. tăng lên gấp bốn. Câu 8. Một bình kín có van điều áp chứa 1 mol khí nitơ ở áp suất 10 5 N/m 2 ở 27 o C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.10 5 N/m 2 , khi đó van điều áp mở ra và một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ vẫn giữ không đổi khi khí thoát. Sau đó áp suất giảm còn 4.10 5 N/m 2 . Lượng khí thoát ra là A. 0,8 mol. B. 0,2 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol. Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau Sử dụng các thông tin hình 17.2 cho Câu 10 và Câu 11. Câu 10. Khung dây dẫn trong Hình 17.2 ở vị trí nào thì suất điện động có giá trị cực đại? A. Vị trí 1 và 2. B. Vị trí 1 và 4. C. Vị trí 2 và 4. D. Vị trí 1 và 5. Câu 11.Khung dây dẫn trong Hình 17.2 ở vị trí nào thì suất điện động bằng không A. Vị trí 1 và 2. B. Vị trí 1 và 4. C. Vị trí 2 và 4. D. Vị trí 1 và 5. Câu 12. Hình nào sau đây biểu diễn không đúng véctơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường mô tả như hình dưới đây? B B F I Hình 1 B B F I Hình 2 B B F I Hình 3 B B F I Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 13. Đường sức từ không có tính chất là A. qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 14.Trong điều trị bệnh ung thư người ta dùng máy xạ trị để chiếu tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể vào tế bào ung thư để tiêu diệt chúng ,phương pháp chữa bệnh này gọi là A. Phương pháp xạ trị. B. phương pháp hóa trị C. phương pháp trị liệu. D. phương pháp dưỡng sinh. Câu 15. Trong hạt nhân nguyên tử 210 84Po có A. 84 prôtôn và 210 nơtron. B. 126 prôtôn và 84 nơtron. C. 84 prôtôn và 126 nơtron. D. 210 prôtôn và 84 nơtron. Câu 16.Hạt nhân A ZX , gọi m p là khối lượng proton, m n là khối lượng của nơtron, m X là khối lượng của hạt nhân. Đại lượng ()pnXmZmAZmm được gọi là
Trang 3/11 - Mã đề thi 003 A. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. B. Khối lượng nghỉ của hạt nhân C. Độ hụt khối của hạt nhân D. năng lượng liên kết của hạt nhân. Câu 17. Máy xạ trị (Hình bên) thường sử dụng nguồn phóng xạ 60 27Co có chu kì bán rã là 5,3 năm. Để đáp ứng đúng các tiêu chí y học để điều trị bệnh, thiết bị sẽ bắt buộc phải thay nguồn phóng xạ mới khi độ phóng xạ giảm đi 50%. Tính từ khi sản xuất thì sau thời gian bao lâu phải thay thế nguồn phóng xạ của máy ? A. 2,3 năm. B. 6,3 năm. C. 10,6 năm. D. 5,3 năm. Câu 18.Máy khử rung tim cấy được (ICD – Implantable Cardioverter Defibrillator) là một thiết bị y tế được cấy vào dưới da bệnh nhân (thường dưới đòn bên trái) với mục đích tái lập lại nhịp tim cơ bản bình thường, cứu bệnh nhân khỏi đột tử do các rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm. Một bệnh nhân có máy khử rung tim cấy ghép ICD đang làm việc gần một thiết bị tạo ra từ trường có cường độ B100T . Thiết bị ICD có một vòng dây diện tích S = 2cm 2 được đặt vuông góc với từ trường. Khi bệnh nhân di chuyển ra khỏi vùng có từ trường trong thời gian t2s , từ trường giảm đều từ 100T về 0.Suất điện động cảm ứng trong ICD khi từ trường giảm đều trong khoảng thời gian 2s là A. 10 nV. B. 20nV. C. 5nV. D. 15nV PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) trong mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Vận động viên chạy Marathon mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hoá khoảng 20% năng lượng hoá học dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động chạy. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đổi. Giả sử trong 1 lần chạy vận động viên dùng hết 10 7 J năng lượng hóa học dự trữ. Coi nhiệt độ cơ thể của vân động viên hoàn toàn không đổi và nhiệt hoá hơi riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 62,5.10 J/kg.Khối lượng riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 1003 3/kgm . a) Khi mồ hôi bay hơi khỏi da sẽ hấp thụ nhiệt, tạo ra hiệu ứng làm mát, giúp cơ thể ngăn ngừa sốc nhiệt và giữ cho các cơ quan nội tạng luôn hoạt động tốt. b) Có khoảng 20% năng lượng chuyển hoá thành nhiệt năng thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đổi. c) Khối lượng nước đã bay hơi khỏi cơ thể qua hô hấp và da trong mỗi lần chạy là 3,2 kg. d) Số lít nước thoát ra ngoài cơ thể vận động viên là 3,45 lít. Câu 2: Chụp MRI (hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ ) là phương pháp sử dụng từ trường mạnh và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người.Máy MRI tạo ra một từ trường mạnh, có cường độ là B = 3 Tesla tại vùng gần lỗ mở của máy (vị trí bệnh nhân nằm).Để đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên, người ta cần xác định khoảng cách an toàn mà tại đó, từ trường giảm xuống dưới mức 0,5 mT (millitesla). Biết rằng từ trường B giảm theo khoảng cách r từ nguồn theo công thức: 0 2r B B r với B 0 =3T là từ trường tại vùng gần lỗ mở của máy. a) Kỹ thuật chụp MRI không xâm lấn, có sử dụng thêm tia X b) Vì máy quét MRI sẽ tạo ra một vùng từ trường mạnh nên trước khi chụp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại có từ tính ra khỏi cơ thể c) Khoảng cách tối thiểu từ máy MRI mà từ trường giảm xuống dưới mức 0,5 mT để đảm bảo an toàn cho kĩ thuật viên là 77,46 m d) Giả sử có một khung kim loại hình vuông cạnh a =3cm nằm trong máy sao cho mặt phẳng của vòng vuông góc với cảm ứng từ của từ trường do máy tạo ra khi chụp. Biết điện trở của
Trang 4/11 - Mã đề thi 003 khung này là 0,0100Ω . Nếu trong 0,40 s , độ lớn của cảm ứng từ này giảm đều từ 2,0 T xuống 0,20 T thì cường độ dòng điện trong vòng kim loại này là 0,405 A Câu 3: Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là o3,0 C . Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 31,50 m và áp suất trong các lốp xe là 53,42.10 Pa . Coi khí trong lốp xe có nhiệt độ như nhiệt độ ngoài trời. a) Khi nhiệt độ tăng thì áp suất do các phân tử khí tác dụng lên thành lốp xe càng tăng. b) Số mol khí trong mỗi lốp xe gần bằng 164 mol. c) Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến o42 C . Khi đó áp suất khí trong lốp xe là 53,75.10 Pa . d) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí trong lốp xe khi nhiệt độ tăng từ o3,0 C đến o 42 C gần bằng 219,52.10 J. Câu 4. Quả vải thiều trước khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật…phải được chiếu xạ bằng tia gamma phát ra từ nguồn 60 27Co để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, trứng côn trùng…đồng thời giúp quả vải tươi lâu hơn, tránh mọc mầm. Ngày 1/1/2023 xe chở vải tới trung tâm chiếu xạ, thời gian cho một lần chiếu xạ là 50 phút. Biết chu kỳ bán rã của 60 27Co là 1945,5 ngày và độ phóng xạ 60 27Co giảm 50% thì phải thay nguồn phóng xạ mới. a) Nông sản chiếu xạ không tiếp xúc với chất phóng xạ do đó nông sản không bị nhiễm phóng xạ b) Thời gian chiếu xạ lần sau sẽ lớn hơn 50 phút nếu trung tâm vẫn dùng nguồn phóng xạ 60 27Co lần trước. c) Hằng số phóng xạ của 60 27Co là 914,1210s. d) Sau thời gian 3891 ngày thì trung tâm thay nguồn phóng xạ mới. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2. Người ta bơm không khí vào một bánh xe có thể chịu được áp suất tối đa là 350 kPa, mỗi lần bơm đưa được 3100 c oVm không khí vào bánh xe có thể tích 2000 3cm . Coi nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Khí trong bơm có áp suất bằng áp suất khí quyển là l atm. Ban đầu ruột xe không chứa khí. Lấy 1 atm = 510 Pa Câu 1.Áp suất khí trong bánh xe sau 30 lần bơm là bao nhiêu atm? Câu 2:Tính số lần bơm tối đa có thể bơm để bánh xe không bị nổ. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4. Một khung dây dẫn có diện tích 250Scm gồm 150 vòng dây quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc trục quay của khung và có độ lớn B = 0,002 T. Câu 3:Tần số của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là bao nhiêu Hz ? Câu 4:Từ thông cực đại gửi qua khung là x.10 -3 Wb. Xác định x Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6. Hạt nhân 14 6C là một chất phóng xạ, nó phóng ra tia , có chu kì bán rã là 5600 năm. Câu 5:Sau bao nhiêu ngàn năm lượng chất phóng xạ của một mẫu chỉ còn bằng 1 16 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó ? Câu 6:Trong cây cối có chất phóng xạ 14 6C . Tính tuổi của một cái tượng cổ bằng gỗ ( theo đơn vị năm) , biết rằng độ phóng xạ của nó bằng 85% độ phóng xạ của một khúc gỗ có cùng khối lượng và vừa mới chặt. (Lấy đến phần nguyên) ------------------- HẾT ------------------ Lưu ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.